Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào: a) Bị nhiệt phân huỷ? b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Bị nhiệt phân huỷ?

b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?


Đáp án:

a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2

b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn V lít khí metan CH4 (đktc) thu đươc 1,8g hơi nước. Xác định V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn V lít khí metan CH4 (đktc) thu đươc 1,8g hơi nước. Xác định V?


Đáp án:

nH2O = 

 0,1 mol

CH4 + 2O2  --t0-->  CO2 ↑+ 2H2O

0,05 ← 0,1 (mol)

VCH4 = 0,05.22,4 = 1,12 lít.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hóa +6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất tham gia phản ứng: (1). S+ F2 → (2). SO2 + H2S → (3). SO2 + O2 → (4). S+H2SO4(đặc, nóng) → (5). H2S + Cl2 (dư ) + H2O → (6). FeS2 + HNO3 → Khi các điều kiện xúc tác và nhiệt độ có đủ, số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hóa +6 là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng của Ca(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều khu vực hiện nay. Để xử lý sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+ , Hg2+ … người ta có thể dùng ?

Đáp án:
  • Câu A. H2SO4

  • Câu B. NaCl

  • Câu C. Ca(OH)2

  • Câu D. HCl

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk

⇒ Khi đốt, nCO2 = n mol, nH2O = n + 1 + k/2 (mol)

Mà VCO2: VH2O = 1: 2

⇒ 2n = n + 1 + k/2 ⇒ 2n ­ k = 2

Vì k ≤ 2 ⇒ n = 2; k = 2.

Amin là H2NCH2CH2NH2

1,8 g X ứng với namin = 1,8/60 = 0,03 mol

Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl ⇒ m = 3,99 g

Xem đáp án và giải thích
Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al thành hai phần bằng nhau. -Phần thứ nhất : cho tác dụng với dung dịch HNO3đặc, nguội,dư thu được 8,96 lít khí NO2 (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí NO2). -Phần thứ hai : cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí a) Viết phương trình hóa học b) Xác định thành phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Các thể tích khí được đo ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al thành hai phần bằng nhau.

-Phần thứ nhất : cho tác dụng với dung dịch đặc, nguội,dư thu được 8,96 lít khí  (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí ).

-Phần thứ hai : cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí

a) Viết phương trình hóa học

b) Xác định thành phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Các thể tích khí được đo ở đktc.





Đáp án:

a) Phần thứ nhất, chỉ Cu phản ứng với  đặc

 (1)

 Phần thứ hai, chỉ có nhôm phản ứng

      (2)

b) Dựa (1) ta tính được khối lượng Cu có trong hỗn hợp là 12,8g.

Dựa vào (2) ta tính được khối lượng Al có trong hỗn hợp là 5,4g.

Từ đó ta tính được

% khối lượng Cu 

% khối lượng của Al 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…