Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ni2+ Al3+, Fe3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
- Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch thấy có hỗn hợp kết tủa trắng xanh. Lọc lấy kết tủa chia 3 phần bằng nhau:
+ Phần 1 để trong không khí thấy kết tủa dần chuyển sang màu đỏ nâu ⇒ trong hỗn hợp kết tủa có Fe(OH)2 và dung dịch có Fe2+
Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3
+ Nhỏ vào phần 2 dung dịch NH3 cho tới dư, thấy có một phần kết tủa màu xanh tan ra và tạo dung dịch có màu xanh ⇒ có Ni2+
Ni2+ + 2NH3 + 2H2O → Ni(OH)2↓ xanh + 2NH4+
Ni(OH)2 + 6NH3 → [Ni(NH3)6]2+màu xanh + 2OH-
+ Nhỏ vào phần 3 dung dịch NaOH, phần kết tủa màu trắng tan ra tạo dung dịch không màu ⇒ kết tủa tan ra là Al(OH)3 và trong dung dịch ban đầu có Al3+
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-
Biết rằng 3g khí hidro tác dụng vừa đủ với 179,25g PbO2, tạo ra 27g nước. Tính khối lượng chất mới sinh ra.
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mPb =(mPbO2 + mH2) – mH2O= ( 179,25 + 3) – 27 = 155,25 (g)
Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít (đktc) khí X (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khí dung dịch ). Để đốt cháy hết V lít khí X trên cần vừa đủ lượng O2 sinh ra khi nung m gam KClO3 (có xúc tác). Tìm m?
nCa(OH)2 = 0,2 ⇒ nOH- = 0,4 mol
n(NH4)2SO4 = 0,3 mol ⇒ nNH4+ = 0,6 mol
nOH- < nNH4+ ⇒ nNH3 = 0,4 mol
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
nO2 = 3/4. nNH3 = 0,3 mol
KClO3 -toC→ KCl + 3/2 O2
nKClO3 = 2/3 nO2 = 0,2 mol ⇒ m = 24,5 gam
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y?
Đặt công thức chung của X, Y là CnH2nO2
CnH2nO2+ (3n/2-1) O2 → nCO2+ nH2O
Đặt nX = a mol ; nO2= a(1,5n-1) = 0,1775 mol; nCO2 = an = 0,145 mol
→ a = 0,04 mol và n = 3,625
Do cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ → Hai este đồng đẳng kế tiếp nhau → X và Y là C3H6O2 và C4H8O2
Đặt công thức chung của 2 etse là RCOOR’
RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH
0,04 0,04 mol
→ MRCOOK= 3,92/ 0,04 = 98 → MR = 15→ R là CH3
→ X và Y là CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước
- Tiến hành TN:
+ Lấy 3 ống nghiệm
+ Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.
- Hiện tượng:
Khi chưa đun:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.
Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.
- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O
Khi đun sôi:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.
+ Ống 3: Không có hiện tượng.
- Giải thích
Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.
Mg + 2H2O --t0--> Mg(OH)2 + H2
Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện
Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.
Thí nghiệm 2: Phản ứng của MgO với nước
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm ít bột MgO, thêm 2ml H2O, lắc nhẹ
+ Lấy 1 giọt chất lỏng nhỏ vào giấy phenolphtalein
+ Sau đó đun sôi chất lỏng, để nguội
+ Nhỏ 1 giọt chất lỏng vào giấy phenolphtalein.
- Hiện tượng: Trước khi đun, dung dịch làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt
Khi đun sôi, dung dịch làm giấy phenol chuyển sang màu hồng
- Giải thích: Do MgO tan ít trong nước tạo Mg(OH)2 kết tủa trắng, tan 1 phần trong nước nên làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt.
Khi đun sôi, phản ứng xảy ra mạnh hơn nên dung dịch làm giấy phenol, chuyển sang màu hồng
PTHH: MgO + H2O → Mg(OH)2
Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4
- Tiến hành TN:
+ Pha chế các dd CaCl2 và BaCl2 có cùng nồng độ mol
+ Cho vào ống 1: 2ml dd muối CaCl2; ống 2: 2ml dd muối BaCl2
+ Nhỏ vào mỗi ống 5 giọt dd CuSO4
- Hiện tượng:
+ Ống 1: dung dịch có màu xanh lam
+ Ống 2: xuất hiện kết tủa trắng đục
- Giải thích
+ Ống 1: CuSO4 đã tác dụng 2 phần với CaCl2 tạo ra muối CaSO4 ít tan và muối CuCl2 làm cho dung dịch có màu xanh
+ Ống 2: CuSO4 đã tác dụng với BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa trắng
Kết luận: Tính tan của 2 muối: CaSO4 (ít tan) > BaSO4 (không tan)
PTHH
CuSO4 + CaCl2 → CuCl2 + CaSO4
CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4↓ trắng
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
nCO2 = 0,55 mol; nH2O = 0,4 mol
Đặt công thức chung của các chất là CnHm
CnHm → nCO2 + 0,5mH2O
0,2 → 0,2n → 0,1m
+ nCO2 = 0,2n = 0,55 => n = 2,75
+ nH2O = 0,1m = 0,4 => m = 4
Vậy công thức trung bình của hỗn hợp X là C2,75H4
Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 - H)/2 = (2.2,75 + 2 - 4)/2 = 1,75
Khi cho a mol X tác dụng với Br2: nBr2 = 112 : 160 = 0,7 mol
C2,75H4+ 1,75Br2 → ...
0,4 ← 0,7
Vậy a = 0,4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet