Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học: Cl2, O2, HCl và SO2
Cho quỳ tím ẩm vào bốn mẫu khí, khí nào không có hiện tượng là O2, khí làm quỳ tím bạc màu là Cl2; hai khí làm quỳ tím ẩm hóa đỏ là HCl và SO2
- Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch Br2 có màu vàng nâu nhạt, dung dịch brom bị mất màu là khí SO2, còn lại là HCl
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Hòa tan hỗn hợp gồm (12,4 gam Na2O và 15,3 gam BaO) vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2. Tính m?
nNa2O = 0,2 mol; nBaO = 0,1 mol
Na2O + H2O → 2NaOH
0,2 → 0,4 (mol)
Khối lượng NaOH có trong dung dịch thu được là: mNaOH = 0,4.40 = 16 gam
BaO + H2O → Ba(OH)2
0,1 → 0,1 (mol)
Khối lượng Ba(OH)2 có trong dung dịch là: mBa(OH)2 = 0,1.171 = 17,1 gam
Tổng khối lượng NaOH và Ba(OH)2 có trong dung dịch là:
m = 16 + 17,1 = 33,1 gam.
Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron tạo nên một nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.
a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.
b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử.
d) Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O?
Trong 1 nguyên tử có số p = số e và nơtron là hạt không mang điện.
Theo đề bài, ta có: n = 17
số p = số e = (49-17)/2 = 16
Vậy số p và số e bằng 16.
b) Nguyên tố này là lưu huỳnh, kí hiệu S, nguyên tử khối là 32 đvC.
c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S:
d) Nguyên tử lưu huỳnh có 3 lớp electron và 6 eletron lớp ngoài cùng
+ Khác: với nguyên tử O chỉ có 2 lớp electron.
+ Giống: với nguyên tử O là có cùng 6e ở lớp ngoài cùng.
Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:
a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.
b. Fructozơ, glixerol, etanol.
c. Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.
a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
b)
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
c)
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O
HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ (đỏ gạch) + 6H2O
Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44. Công thức của phân tử X là công thức nào?
CTPT của X là (CHO)n hay Cn H2n On
MX = 44.2 = 88 → (12 + 2.1 + 16)n = 88 → n = 4 → CTPT là C4H8O2
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Fe vào dd FeCl3 (2) Cho dd HCl vào dd Fe(NO3)2 (3) Sục khí SO2 vào dd KMnO4 (4) Sục khí H2S vào dd NaOH (5) Sục khí CO2 vào dd NaAlO2 (6) Cho Cu vào dd H2SO4 đặc, nóng. Số thí nghiệm có phản ứng oxi - hóa khử xảy ra là:
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.