Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.



Đáp án:

Hoà tan vào nước được các dung dịch.

Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch. Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím ; 3 dung dịch còn lại làm quỳ tím chuyển thành màu hồng nhạt.

Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch (NH4)2SO4 tạo kết tủa trắng.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại. Dung dịch NH4Cl tạo kết tủa trắng. Còn lại là NH4NO3.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử trung hòa về điện vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử trung hòa về điện vì sao?


Đáp án:

Nguyên tử trung hòa về điện vì có số proton = số electron.

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy kể ra một vài loài hoa quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa? b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy kể ra một vài loài hoa quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa?

b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt.


Đáp án:

a) Loại quả và cách dùng chúng để giặt rửa

Bồ kết là một loại quả được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời làm chất giặt rửa . Thí dụ để gội đầu, người ta nước quả bồ kết, sau đó bẻ nhỏ loại quả này vào chậu nước nóng. Phơi nắng khoảng 30 phút là có thể dùng nước bồ kết để gội đầu rất sạch và không sợ bị rụng tóc.

b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt

Mặc dù có nhiều ưu điểm như thân thiện môi trường, tác dụng giặt rửa tốt, nhưng dùng bồ kết hạn chế là mát nhiều thời gian chuẩn bị, sử dụng chưa được thuận tiện cho cuộc sống hiện đại

Xà phòng có ưu điểm là trong nước cứng và có thể gây dị ứng với những người mẫn cảm

Bột giặt có thể giặt rửa ngay trong nước cứng, nhưng nhược điểm chính là khó bị phân hủy vi sinh, do đó có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học để có thể tách riêng từng kim loại ra khỏi một dung dịch có chứa các muối : a)  FeSO4 và CuSO4. b)   NaCl và CuCl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để có thể tách riêng từng kim loại ra khỏi một dung dịch có chứa các muối :

a)  FeSO4 và CuSO4.

b)   NaCl và CuCl2.





Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Đánh dấu (+) vào ô cặp chất phản ứng với nhau theo mẫu sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đánh dấu (+) vào ô cặp chất phản ứng với nhau theo mẫu sau:


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo: a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học. b) Phương pháp vật lí. (Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b) Phương pháp vật lí.

(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).


Đáp án:

a) Phương pháp hóa học:

- Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.

- Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.

- Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.

- Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe

⇒ % Cu = (7,2/10).100% = 72% và % Fe = 100% - 72% = 28%

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu + HCl → không phản ứng.

b) Phương pháp vật lí:

Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…