Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao? a) CH3OH và CH3OCH3 b) C2H5OH và C2H5OCH3 c) C2H5F và C2H5OH d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao?

a) CH3OH và CH3OCH3

b) C2H5OH và C2H5OCH3

c) C2H5F và C2H5OH

d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3


Đáp án:

a) CH3OH có nhiệt độ sôi hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro liên phân tử.

CH3OH tan trong nước tốt hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước, tức là tan được trong nước.

c) d) Tương tự câu a ta có

Nhiệt độ sôi: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

Độ tan: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phân tử khối của isoamyl axetat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín có khối lượng phân tử là


Đáp án:
  • Câu A. 116

  • Câu B. 144

  • Câu C. 102

  • Câu D. 130

Xem đáp án và giải thích
Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.


Đáp án:

Dùng Ba(OH)2 vào các dd:

Không xuất hiện dấu hiệu là NaNO3

Xuất hiện kết tủa là trắng là gồm

Mg(NO3)2 + Ba(OH)2→ Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng có lẩn màu xanh là gồm:

Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

Xuất hiện kết tủa xanh gồm:

Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2

CuSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Cu(OH)2

Lọc lấy các kết tủa mỗi phần hòa tan vào dd HCl

Cho dd HCl dư vào hai kết tủa trắng

Kết tủa tan hết trong dd HCl thì dd ban đầu là Mg(NO3)2

do phản ứng Mg(OH)2 +2HCl → MgCl2 + H2O

Kết tủa tan một phần còn một phần không tan  do BaSO4) là MgSO4

Tương tự muối Fe và Cu

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.


Đáp án:

Zn (a) + 2Fe(NO3)3 (2a) → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (1)

Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe (2)

Từ 2 phương trình trên ta thấy, để sau phản ứng không có kim loại thì Zn phải phản ứng hết ở phản ứng (1), khi đó 2a ≤ b hay b ≥ 2a.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X no, mạch hở có phần trăm khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 11,11% còn lại là O. tỉ số hơi của X so với oxi bằng 2,25 a. Tìm công thức phân tử của X b. X không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng khi tác dụng với hidro sinh ra X1. X1 tác dụng được với natri giải phóng hidro. Viết công thức cấu tạo va gọi tên của hợp chất X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X no, mạch hở có phần trăm khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 11,11% còn lại là O. tỉ số hơi của X so với oxi bằng 2,25

a. Tìm công thức phân tử của X

b. X không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng khi tác dụng với hidro sinh ra X1. X1 tác dụng được với natri giải phóng hidro. Viết công thức cấu tạo va gọi tên của hợp chất X?


Đáp án:

a) Ta có:

%O = 100% - %C - %H = 100% - 66,67% - 11,11% = 22,22%

⇒ MX = 2,25.32 = 72

Gọi công thức phân tử của X là CxHyOz

Ta có tỉ số:

⇒ Công thức đơn giản nhất của X là C4H8O

 

Gọi công thức phân tử của X là (C4H8O)n

⇒ MX = (4.12 + 8 + 16)n = 72n = 72 ⇒ n = 1

⇒ Công thức phân tử của X là C4H8O

b) X không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, khi tác dụng với hiđro sinh ra X1, X1 tác dụng natri giải phóng hiđro ⇒ X là xeton

CTCT và tên gọi của X là:

Xem đáp án và giải thích
Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?


Đáp án:

CO cháy được trong O2 vì CO có tính khử và O2 có tính oxi hóa, CO2 không có tính khử nên không cháy được trong O2:

2CO           +          O2               --->  2CO2

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…