Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,80 gam glucozơ. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,80 gam glucozơ. Giá trị của m là


Đáp án:

Saccarozơ + H2O →Glucozơ + Fructozơ

=> nsaccarozơ (pư) = nGlucozơ = 0,06

=> msaccarozơ đã dùng = (0,06 x 342) / 90% = 22,8 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phản ứng tráng bạc
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng tráng bạc được sử dụng trong công nghiệp sản suất gương, ruột phích. Hóa chất được dùng để thực hiện phản ứng này là:


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ.

  • Câu B. Andehit axetic.

  • Câu C. Glucozơ.

  • Câu D. Andehit fomic.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xong thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xong thấy thoát ra 2,24 lít H2 và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V?


Đáp án:

Ta có: nHCl = 0,8 mol; nH2 = 0,1 mol

Có Fe dư => muối tạo thành là FeCl2

BTNT Cl => nHCl = 2nFeCl2 => nFeCl2 = 0,4 mol

BTNT H => nHCl = 2nH2 + 2nH2O

=>nH2O = (0,8 – 2.0,1): 2 = 0,3 mol

BTNT O => nO = 0,3 mol

Quy đổi X thành Fe (0,4 + 2,8/56 = 0,45 mol) và O (0,3 mol)

BT e => 3nFe = 2nSO2 + 2nO

=>nSO2 = (3.0,45 – 2.0,3) : 2 = 0,375 mol

=> V = 8,4 lít

Xem đáp án và giải thích
A, B là 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại A và B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A, B là 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại A và B.


Đáp án:

Đặt hai kim loại A và B tương ứng với một kim loại là R.

R (0,15) + 2HCl → RCl2 (0,15 mol) + H2

MR = 4,4: 0,15 = 29,33

Có MMg = 24 < MR < MCa = 40. Vậy hai kim loại cần tìm là Mg và Ca.

Xem đáp án và giải thích
Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

nHNO3 = 1,5. 1,00 = 1,50 (mol)

nNO = 0,3(mol)

PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

Theo pt(1) nCu = 3/2nNO = 0,45 mol

Gọi nCuO = x mol

Ta có: mhỗn hợp = mCu + mCuO = 0,45. 64 + 80x = 30,00

⇒ x = 0,015 ⇒ nCuO = 0,015 mol ⇒ mCuO = 0,015. 80 = 1,2 g

(Hoặc mCuO = 30 - 0,45. 64 = 1,2g)

Theo pt(1) nCu(NO3)2 = nCu = 0,45 mol

Theo pt(2) nCu(NO3)2 = nCuO = 0,015 mol

⇒ Tổng nCu(NO3)2 = 0,45 + 0,015 = 0,465(mol)

CMCu(NO3)2 = 0,465/1,5 = 0,31 M

Theo pt (1) nHNO3 = 4. nNO = 4. 0,3 = 1,2 mol

Theo pt (2) nHNO3 = 2. nCuO= 2. 0,015 = 0,03 mol

nHNO3 (dư)= 1,5 - 1,2 – 0,03 = 0,27(mol)

CM HNO3 = 0,27/1,5 = 0,18 M

Xem đáp án và giải thích
Những câu sau đây, câu nào sai?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Những câu sau đây, câu nào sai?


Đáp án:
  • Câu A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • Câu B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

  • Câu C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.

  • Câu D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. (trừ chu kì 1)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…