Câu A. Al
Câu B. Ag
Câu C. Cu
Câu D. Fe Đáp án đúng
Ag và Cu không tác dụng với dung dịch axit clohidric. Fe có 2 hóa trị là II và III. Khi tác dụng với clo sắt bị oxi hóa tạo thành muối sắt (III) còn khi tác dụng với HCl chỉ tạo muối sắt (II). 2Fe + 3Cl2 --> 2FeCl3. Fe + HCl --> FeCl2 + H2.
Dẫn 4,68 lít hỗm hợp khi X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 . Công thức của phân tử hai hiđrocacbon là gì? (biết thể tích khí đều đo (đktc)).
Khí không tham gia phản ứng là ankan ⇒ nCnH2n+2 = 0,05 mol
Thể tích khí tham gia phản ứng là: 1,68 – 1,12 = 0,56 lít (0,025 mol)
⇒ nBr2 = 0,025 mol ⇒ Khí còn lại là anken CmH2m
⇒ nCO2 = 0,125 mol ⇒ 0,05n + 0,025m = 0,125
⇒ 2n + m = 5 ⇒ n = 1; m = 3 ⇒ CTPT hai hidrocacbon là CH4 và C3H6
Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ
khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gần nhất là
BTNT O : n (O trongY) = 6 nCu(NO3)2 – 2 (n O2 + n NO2) = 0,6 mol
Khi cho Y + 1,3 mol HCl:
BTNT H: nNH4+ = [ nHCl – 2(nH2 + nH2O)]: 4 = [1,3 – 2 (0,01 + 0,6)]: 4 = 0,02
BTĐT: nMg2+ = (nCl2 – 2 nCu2+ - nNH4+): 2 = 0,39 mol
=> mmuối = mMg2+ + mCu2+ + mNH4+ + mCl- = 71,87 gam
Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?
Ta có :
Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)
Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2
8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.
mCu = 0,15.64 = 9,6 g
Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nHCl = 0,15
pH = 1 —> [H+] = 0,1 —> nH+ = 0,01
—> nOH- = nH+ phản ứng = 0,15 – 0,01 = 0,14
nOH- = 2nO + 2nH2 —> nO = 0,05
m kim loại = 9,15 – mCl- = 9,15 – 0,14.35,5 = 4,18g
—> m = m kim loại + mO = 4,18 + 0,05.16 = 4,98g
Viết công thức cấu tạo thu gọn và tên của các amino axit sinh ra khi thuỷ phân hoàn toàn các peptit
a) H2N-CH2-CO-NH-CH(-CH3)-CO-NH-CH2-COOH
b) H2N-CH2-CO-NH-CH(-CH2-COOH)-CO-NH-CH(-CH2-C6H5)-CO-NH-CH2-COOH
a) H2N - CH2 - COOH ;CH3-CH(NH2)-COOH
Axit aminoaxetic ; axit 2-aminopropanoic
b) H2N - CH2- COOH ; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH
Axit aminoaxetic ; axit 2-aminobutanđioic
C6H5-CH2 -CH(NH2)- COOH
axit 2-amino- 3-phenylpropanoic
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB