Câu A. 4 Đáp án đúng
Câu B. 3
Câu C. 2
Câu D. 1
Có 4 phản ứng xảy ra ở điều kiện thường: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4 (Vì CuS không tan trong dung dịch axit). 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3 Hg + S → HgS
Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là
Chọn m = 32 gam ⇒ nO2= 0,25.32/32 = 0,25 (mol)
Bảo toàn electron ⇒ 32/X.n = 0,25.4 ⇒ X = 32n ⇒ n = 2; X = 64 (Cu)
Cho dung dịch X gồm 0,06 mol Na+, 0,01 mol K+ , 0,03 mol Ca2+ , 0,07 mol Cl- và 0,06 mol HCO3-. Để loại bỏ hết ion Ca2+ cần một lượng vừa đủ dùng dịch chứa a gam Ca(OH)2. Tìm a?
HCO3- (0,06) + OH- (0,06) → CO32- (0,06 mol) + H2O
nCa(OH)2 = 0,03 mol ⇒ nCa2+ = 0,03 + 0,03 = 0,06 = nCO32- (vừa đủ)
a = 0,03. 74 = 2,22 gam
Cho 1 gam một hỗn hợp gồm Mg và một kim loại kiềm thổ R vào H2SO4 loãng thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Tìm R
Đặt hai kim loại Mg và R tương ứng với 1 kim loại là .
Ta có: M (0,05) + H2SO4 → MSO4 + H2 (0,05 mol)
→ M = 1: 0,05 = 20.
Mà MR < M < MMg → R là Be thỏa mãn.
Nhúng tấm kẽm vào dung dịch chứa 14,64 gam cađimi clorua. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng tấm kẽm tăng lên 3,29 gam. Xác định khôi lượng cađimi tách ra và thành phần muối tạo nên trong dung dịch.
Phản ứng : Zn + CdCl2 → ZnCl2 + Cd
Theo pt : cứ 1 mol Zn ( 65 gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng 47 gam
Vậy x mol Zn → x mol Cd khối lượng tăng 3,29 gam
⇒ x = 3,29 : 47 = 0,07 mol
Khối lượng cadimi tách ra : 0,07 x 112 = 7,84 gam
Trong dung dịch có muối ZnCl2 với số mol 0,07
Muối CdCl2 còn dư 14,64 : 183 – 0,07 = 0,01 mol
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB