Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 1,1M thu được dung dịch X chứa a gam muối và 3,584 lít (đktc) gồm khí N2, N2O có tỉ khối hơi với hidro là 19. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Giải
Ta có: n HNO3 = 2,42 mol; n hh khí = 0,16 mol
Sử dụng phương pháp đường chéo ta có: nN2 = 0,06 mol; nN2O = 0,1 mol
Ta thấy Al => có sản phẩm khử là NH4NO3
Mở rộng: Al, Zn, Mg tác dụng với HNO3 => sp khử có NH4NO3
BTNT N ta có: n HNO3 = 2nN2 + 2nN2O + 10nN2 + 8nN2O + 2nNH4NO3 + 8nNH4NO3
→ n HNO3 = 12nN2 + 10nN2O + 10nNH4NO3
→ 2,42 = 12.0,06 + 10.0,1 + 10nNH4NO3
→ n NH4NO3 = 0,07 mol
BT e ta có: 3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3
→ nAl = (10.0,06 + 8.0,1 + 8.0,07):3 = 49/75 mol = nAl(NO3)3
→ a = mAl(NO3)3 + mNH4NO3 = 213.(49/75) + 80.0,07 = 144,76g
Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl. Thành phần phần trăm về khối lượng của 3717Cl chứa trong HClO4 (với hidro là đồng vị 11H, oxi là đồng vị 816O) là bao nhiêu?
35Cl(x1%) và 37Cl (x2%)
⇒ x1 + x2 = 100 (1)
Từ(1)(2) ⇒ x1 = 75; x2 = 25
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ, tinh bột. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 44 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng dung dịch X giảm 17,44 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là
Ca(OH)2 dư => nC = nCO2 = nCaCO3 = 0,44 mol
m = mCO2 + mH2O - mCaCO3 = -17, 44
=> mH2O = 7, 2
=> m = mC + mH2O =12,48 gam
Thế nào là liên kết σ, liên kết π và nêu tính chất của chúng?
a. Liên kết σ:
- Liên kết σ được hình thành do sự xen phủ giữa hai obitan hóa trị của hai nguyên tử tham gia liên kết dọc theo trục liên kết.
- Tính chất của liên kết σ là đối xứng qua trục liên kết, các nguyên tử tham gia liên kết quay quanh trục liên kết. Liên kết σ bền hơn các loại liên kết khác.
b. Liên kết π
- Liên kết π là liên kết được hình thành do sự xen phủ giữa 2 obitan hóa trị của 2 nguyên tử tham gia liên kết ở hai bên trục liên kết (xen phủ bên).
- Tính chất của liên kết π là không có tính đối xứng trục, nên hai nguyên tử tham gia liên kết không có khả năng quay quanh trục liên kết và kém bền hơn các liên kết khác.
Câu A. chu kì 3, nhóm IIIB.
Câu B. chu kì 3, nhóm IA.
Câu C. chu kì 4, nhóm IB.
Câu D. chu kì 3, nhóm IIIA.
Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau:
1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe
2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe
3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb
Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa
Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V
Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V
Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V
2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V
3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet