Cho dãy biến hóa sau : Ca3(PO4)2 -+H2SO4→ H3PO4 -+Ca3PO4→ Ca(H2PO4)2 Biết hiệu suất 70% khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 467 gam Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ biến hóa trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dãy biến hóa sau :

Ca3(PO4)2 -+H2SO4→ H3PO4 -+Ca3PO4→ Ca(H2PO4)2

Biết hiệu suất 70% khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 467 gam Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ biến hóa trên thì cần bao nhiêu gam?


Đáp án:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4

Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2

nH2SO4 = 2nCa(H2PO4)2 = (467/234) : 70% = 2,85 mol (H = 70%)

mdd = 2,85. 98 : 70% = 400 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?

 

Đáp án:

Ta có khối lượng 1 nguyên tử C = 1,9926 . 10-23 g và bằng 12 đvC

⇒ khối lượng của 1 đơn vị cacbon là

1đvC = (1,9926 . 10-23 )/12 = 1,66.10-24

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là


Đáp án:

MX = 19,2.2 = 38,4

⇒nO2 + nO3=1 ; 32nO2 + 48nO3 =38

⇒ nO2 =0,6 ;nO3 = 0,4

CO + O → CO2 ⇒ nCO = a = 2nO2 + 3nO3 = 2.0,6 + 3.0,4 = 2,4 (mol)

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng


Đáp án:

Fe2O3 + 3CO →t o 2Fe + 3CO2

nFe2O3 = 0,03 mol

nFe = 2. nFe2O3 = 0,06 mol

→ mFe = 0,06.56 = 3,36 g

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

Lấy mẫu thử từng chất và đánh số thứ tự. Hòa tan các mẫu thử vào H2O rồi thử các dung dịch:

- Dùng quỳ tím cho vào từng mẫu thử

    + Mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh đó là NaOH và Ba(OH)2.

    + Còn lại là NaCl không có hiện tượng.

- Cho H2SO4 vào các mẫu thử NaOH và Ba(OH)2

    + Mẫu nào có kết tủa trắng đó là sản phẩm của Ba(OH)2

    PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ trắng + 2H2O

    + Còn lại là NaOH.

Xem đáp án và giải thích
Tính lượng kết tủa đồng(I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9,00 gam glucozơ và lượng dư đồng(II) hiđroxit trong môi trường kiềm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính lượng kết tủa đồng(I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9,00 gam glucozơ và lượng dư đồng(II) hiđroxit trong môi trường kiềm


Đáp án:

nGlu = 0,05 mol

Ta có: nglu = n-CHO = nCu2O = 0,05 mol

⇒ mCu2O = 0,05.144 = 7,2g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…