Thủy phân 0,01 mol este X cần 0,03 mol NaOH thu được 0,92 g một ancol, 0,01 mol CH3COONa; 0,02 mol HCOONa. CTPT của este là:
Câu A. C8H12O6
Câu B. C7H14O6
Câu C. C7H10O6 Đáp án đúng
Câu D. C9H14O6
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m(muối) + m(ancol) ; → mX = 1,9g; → MX = 190g; Vì: nNaOH = 3neste; sản phẩm muối chỉ có của axit hữu cơ; → X là Trieste; nHCOONa = 2nCH3COONa ; → X có dạng: (HCOO)2(CH3COO)R; → R = 41 (C3H5); → X là C7H10O6; → C
Trong một bình kín dung tích không đổi 16,8 lít chứa khí Cl2 (đktc) và một ít bột kim loại M. Sau khi phản ứng hoàn toàn giữa Cl2 và M, áp suất khí trong bình còn lại 0,8 atm, lượng muối tạo thành là 16,25 gam. Nhiệt độ bình không đổi 0°C, thể tích kim loại M và muối rắn của nó không đáng kể. Xác định kim loại M
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
Tốc độ trung bình tính theo chất X là:
Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam KOH. Tính m ?
Số mol K2O là: nK2O =0,12 mol
K2O + H2O → 2KOH
0,12 → 0,24 (mol)
Khối lượng KOH có trong dung dịch thu được là:
mKOH = nKOH.MKOH = 0,24.56 = 13,44 gam.
31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp nhau, MX < MY) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp là bao nhiêu?
Gọi CTTB của X, Y là
1 mol NaX' → 1 mol AgX' tăng: 85g
nNaX' = 0,3 ⇒ M (NaX') = 106,13 ⇒ X' = 83,13
⇒ X là Br (80); Y là I (127)
⇒ NaBr ( x mol); NaI ( y mol)
Ta có: x + y = 0,3;
188x + 235y = 57,34g
x = 0,28 ⇒ %m NaBr = 90,58%
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.
Tính chất vật lý
- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.
- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amoniac, hiđro clorua…).
Tính chất hóa học
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.
a) Tác dụng với kim loại
Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
b) Tác dụng với oxit bazơ
Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.
Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit.
Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB