Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó? Cho thí dụ minh họa.
Tính chất hóa học cơ bản của clo: Clo là chất oxi hóa mạnh.
- Tác dụng với kim loại : clo oxi hóa trực tiếp hầu hết các kim loại tạo muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt.
2Fe + 3Cl2 --t0-->2FeCl3
- Tác dụng với hiđro: Phản ứng xảy ra khi chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời:
H2 + Cl2 → 2HCl.
- Tác dụng với nước:
Trong phản ứng với nước, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO
Sở dĩ có những tính chất hóa học cơ bản trên vì khi tham gia phản ứng, nguyên tử clo dễ nhận thêm 1 electron để thành ion Cl-. Vì vậy tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh.
Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
Câu A. giấy quỳ tím
Câu B. BaCO3.
Câu C. Al
Câu D. Zn
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu A. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn.
Câu B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.
Câu C. Tripeptit Ala–Gly–Ala tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím.
Câu D. Dung dịch anilin không làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nào khác làm thuốc thử. Viết các phương trình hóa học, nếu có.
Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lần lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
NaCl | K2CO3 | Na2SO4 | HCl | Ba(NO3)2 | Kết luận | |
NaCl | — | — | — | — | — | — |
K2CO3 | — | — | — | Khí | Kết tủa | Khí, kết tủa |
Na2SO4 | — | — | — | — | Kết tủa | Kết tủa |
HCl | — | Khí | — | — | — | Khí |
Ba(NO3)2 | — | Kết tủa | Kết tủa | — | — | 2 kết tủa |
Nhận xét:
Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl. Ở dung dịch nào có một trường hợp thoát khí và một trường hợp kết tủa là dung dịch K2CO3.
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (1)
K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2KNO3 + BaCO3 (2)
Ở dung dịch nào có một trường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4:
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4 (3)
Ở dung dịch nào có một trường hợp thoát khí là dung dịch HCl: Phương trình (1)
Ở dung dịch nào có hai trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2: Phương trình (2) và (3).
Em có thể dự đoán xem oximen và limonene trong điều kiện thường ở trạng tháu khí, lỏng, hay rắn? tính tan của chúng như thế nào ? Làm thế nào để tách lấy chúng từ thực vật.
Phân tử oximen và limonene đều có 10 nguyên tử C, nên ở điều kiện thường chúng ở trạng thái lỏng, ít tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ. Để tác chúng có thể dùng phương pháp chưng cất.
Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Cấu hình electron của X và Y và liên kết trong phân tử XY2 là gì?
MX = 2MY ⇒ nX + pX = 2nY + 2pY (1)
nX = pX; nX = pY (2)
pX + 2pY = 32 (3)
⇒ pX = 16 (S): 3s23p4; pY = 8 (O): 2s22p4
⇒ SO2 liên kết cộng hóa trị
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet