a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích. c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.

c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?


Đáp án:

a) Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsBr; CsCl.

Tinh thể nguyên tử: Kim cương.

Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy: Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy.

Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.

Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn. Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

cho 2,24 lít khí Hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 14,7 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,24 lít khí Hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 14,7 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

CxHy + nAgNO3 + nNH3 → CxHy-nAgn + nNH4NO3

n ↓ = nX = = 0,1 (mol) ⇒ M ↓ = = 147

MX = M ↓ - 107n ⇒ n = 1; MX = 40 (C3H4)

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.

  • Câu B. Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy.

  • Câu C. Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam.

  • Câu D. Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.

Xem đáp án và giải thích
X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Tìm công thức cấu tạo của X 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Tìm công thức cấu tạo của X 


Đáp án:

nHCl = 0,01 = na.a⇒ X có 1 nhóm –NH2

nNaOH = 0,02 mol = 2nX ⇒X có 2 nhóm –COOH

X có dạng: H2N – R – (COOH)2

 

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:


Đáp án:

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

nCH3COONa = nCH3COOC2H5 = 0,05 mol

=> m CH3COONa = 4,1 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) K + O2 → K2O b) Al + O2 → Al2O3 Lập phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) K + O2 → K2O

b) Al + O2 → Al2O3

Lập phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Đặt hệ số 2 trước K2O, được:

K + O2 → 2K2O

Bên trái cần thêm 4 vào K.

Vậy phương trình hóa học là:

4K + O2 → 2K2O.

b) Đặt hệ số 2 trước Al2O3, được:

Al + O2 → 2Al2O3

Bên trái cần thêm 4 vào Al, 3 vào O2.

Vậy phương trình hóa học là:

4Al + 3O2 → 2Al2O3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…