Cho 3,36 lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa NaOH x(M) và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Tìm x?
Hỗn hợp muối gồm NaHCO3 (a mol) và Na2CO3 (b mol)
nCO2 = 0,15 mol
nNa2CO3 = 0,08 mol
Áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố đối với Na và C suy ra:
84a + 106b = 19,98
a + b = 0,15 + 0,08
a + 2b = 0,2x + 0,16
⇒ a = 0,2; b= 0,03; x = 0,5
Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Câu A. 2,24
Câu B. 1,12
Câu C. 4,48
Câu D. 3,36
Hãy dùng phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:
a. Rửa lọ đựng anilin
b. Khử mùi tanh của cá trước khi nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều chất là trimetylamin) và một số tạp chất khác
a. Để rửa lọ đựng anilin trước tiên ta tráng lọ bằng dung dịch axit (ví dụ HCl) rồi rửa lại bằng nước khi đó anilin biến thành muối tan (C6H5NH3Cl) và sẽ bị rửa trôi theo nước.
b. Để khử mùi tanh của cá do các amin gây ra cần xử lí bằng dung dịch có tính axit không độc như giấm ăn rồi rửa lại với nước sạch
Hãy giải thích:
a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.
b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.
a. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửu là vì: xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường( trong thành phần cùng có các ankan) để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.
b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vi: xăng, dầu nhẹ hơn nước; khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy cháy to hơn. Còn khi sử dụng cát hoặc bình chứa khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí là cho đám cháy bị dập tắt.
Ta có: nY = nH2O - nCO2 = 0,2 mol
=> CY = nCO2 : nY = 2
=> Y gồm C2H5OH (0,18); C2H4(OH)2 (0,02)
Quy đổi X thành HCOOC2H5 (0,18); (HCOO)2C2H4 (0,02); H2 (x); CH2 (y)
nO2 = 0,18.3,5 + 0,02.3,5 + 0,5x + 1,5y = 0,775
nH2O = 0,18.3 + 0,02.3 + x + y = 0,63
=> x = -0,03 và y = 0,06
Do este đa chức có 1 nối đôi C=C và sản phẩm chỉ có 2 muối nên X gồm:
CH2=CHCOOCH2CH2OOCH (0,02)
=> %m = 17,5%
CH2=CHCOOC2H5 (0,01); HCOOC2H5 (0,17)
Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
- Tiến hành TN:
+ Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ
+ Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
+ Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong 2 phút ở khoảng 60-70oC
- Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag
- Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm
PTHH:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
Thí nghiệm 2: Phản ứng đặc trưng của andehit và axit cacboxylic
- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm các dung dịch sau: axit axetic (ống 1) , andehit fomic (ống 2) và etanol (ống 3)
+ Nhúng quỳ tím lần lượt vào 3 ống nghiệm
- Hiện tượng:
+ Ống 1: Quỳ tím chuyển hồng
+ Ống 2, 3: Quỳ tím không đổi màu.
- Tiếp tục cho vài giọt hỗn hợp chứa 1ml dung dịch AgNO3 1% và dung dịch NH3 5% vào 2 ống nghiệm còn lại.
- Hiện tượng:
+ Ống 2: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm là Ag. Do andehit fomic có phản ứng tráng bạc
PTHH:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
+ Ống 3: không có hiện tượng gì
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip