Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Tìm a?
nFeO = 0,5 mol
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
0,5 1
→ a = 1 mol
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
Cho 8,3 g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,4 lít đo ở 136,5oC và 760 mm Hg.
a) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
b) Tính tổng số mol electron mà kim loại đã nhường.
a. Ta có nH2 = (8,4.1) : (0,082.409,5) = 0,25 mol
Gọi Al (x mol), Fe (y mol)
=> 27x + 56y = 8,3
BT e ta có: 3x + 2y = 0,25.2 => x = y = 0,1
Thành phần % theo số mol : 50% Al, 50% Fe.
Thành phần % theo khối lượng : 67,47% Fe, 32,53% Al
b) Tổng số mol electron mà kim loại đã nhường là 0,5 mol.
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Các phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
z 3z/2
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
x x
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
y y
nH2 (1) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Số mol H2 (2), (3): nH2 (2), (3) = 38,08/22,4 = 1,7 mol
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
%mFe = (1,55.56)/100. 100% = 86,8%
%mCr = (0,15.52)/100. 100% = 7,8%
%mAl = 100% - (86,8% + 7,8%) = 5,4%
Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng bao nhiêu?
Fe + S to → FeS
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
MZ = 5.2 = 10; Chọn 1 mol Z
⇒ nH2 + nH2S = 1
2nH2 + 34nH2S=10
⇒ nH2 = 0,75 ; nH2S = 0,25
nFeS = nH2S = 0,25 mol; nFe (dư) = nH2 = 0,75 mol
⇒ nFe(bđ) = 0,25 + 0,75 = 1 (mol) ⇒ nS(bđ) = 0,25.100/50 = 0,5 (mol)
⇒ a : b = 1 : 0,5 = 2 : 1
Bột đồng có lẫn tạp chất là bột thiếc, kẽm, chì. Hãy nêu phương pháp hoá học đơn giản để loại bỏ tạp chất. Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Cho bột đồng lẫn tạp chất bột thiếc, kẽm, chì hòa tan vào dung dịch CuSO4 thì các tạp chất đều bị hòa tan còn lại bột đồng. Lọc tách ta được đồng nguyên chất
Các phản ứng xảy ra:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Zn + Cu2+ → Zn 2+ + Cu
Sn + CuSO4 → SnSO4 + Cu
Sn + Cu2+ → Sn2+ + Cu
Pb + CuSO4 → PbSO4 +Cu
Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet