Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở ra.
Để có thể nhận biết được khí CO2 có trong hơi thở của ra, ta làm theo cách sau: Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong, cắm ống hút vào cốc. Lưu ý, một đầu ống hút ngập trong dung dịch và thổi hơi thở vào dung dịch qua đầu còn lại của ống hút. Quan sát, ta thấy ly nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
Este (X) được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là
Câu A. C3H6O2.
Câu B. C4H8O2.
Câu C. C2H4O2.
Câu D. C4H10O2.
Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau:
BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
a) Phương trình hóa học:
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2
b) Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl.
Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3.
Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2.
Cứ 2 phân tử AgCl được tạo ra cùng 1 phân tử Ba(NO3)2.
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau:
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Viết phương trình của các phản ứng hóa học xảy ra. Tính hàm lượng khí có trong không khí. Coi hiệu suất phản ứng là 100%. Hãy xem xét sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt mức cho phép không? Nếu biết hàm lượng cho phép là 0,01 mg/lít.
Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3.
nH2S = nPbS = [0,3585 . 10-3]/239 = 1,5.10-6 mol
mH2S = 1,5.10-6.34 = 51.10-6 gam.
⇒ Hàm lượng H2S trong không khí là: 0,051 mg/2lít = 0,0255 mg/lít.
Sự nhiễm bẩn không khí bởi H2S vượt quá mức cho phép là 0,01 mg/lit tới 2,55 lần.
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, có cùng công thức phân từ và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là?
nCO2 = 0,32 mol; nH2O = 0,16 mol; nO2= 0,36 mol;
Bảo toàn O: 2nE + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nE = 0,04 mol ( CxHyO2)
0,04x = 0,32 ⇒ x = 8; 0,04y = 2. 0,16 ⇒ y = 8
CTPT: C8H8O2.
HCOOCH2C6H5; HCOOC6H4CH3; CH3COOC6H5; C6H5COOCH3
nX < nNaOH = 0,07 mol < 2nX
⇒ có 1 este của phenol: 0,07 – 0,04 = 0,03 mol
⇒ nH2O = 0,03 mol; nancol = 0,01 mol
Bảo toàn khối lượng: mancol = 0,04.136 + 2,8 – 6,62 – 0,03.18 = 1,08 gam
⇒ Mancol = 108 (C6H5CH2OH)
=> 2 este: HCOOCH2C6H5: 0,01 mol & CH3COOC6H5: 0,03 mol
=> HCOONa: 0,01 mol & CH3COONa: 0,03 mol
=> m = 3,14g
Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
0,4 0,1 0,15
Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-
→ mmuối khan = 25,4 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet