Phương pháp điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là

Đáp án:
  • Câu A. Na2SO4.

  • Câu B. NaNO3.

  • Câu C. Na2CO3.

  • Câu D. NaCl. Đáp án đúng

Giải thích:

Hướng dẫn giải: Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn): 2NaCl + 2H2O →(đpdd có màng ngăn) 2NaOH + H2 ↑ + Cl2 ↑ → Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oleum là gì? a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A. b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Oleum là gì?

a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A.

b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?


Đáp án:

Oleum là dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3 

H2SO4+ nSO3 → H2SO4.nSO3

a) Xác định công thức oleum.

H2SO4     +    2KOH       ---> K2SO4   + 2H2O (1)

0,04                 0,08

Ta có: nKOH= 0,8.0,1 = 0,08 (mol)

Khi hòa tan oleum vào nước có quá trình:

H2SO4. nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4 (2)

Từ (2) và đề bài, ta có: (98 + 80n)/3,38 = (n+1)/0,04

Giải ra được n = 3. Vậy công thức phân tử oleum là: H2SO4. 3SO3.

b) Gọi a là số mol oleum H2SO4. 3SO3

Moleum = 98 + 240 = 338 u => moleum = 338a

Khi hòa tan oleum vào nước có phản ứng sau:

H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4

    1                                     4

    a                                     4a

Khối lượng H2SO4 khi hòa tan a mol oleum: 98.4a = 392a

392a/(338a + 200) = 10/100 => a = 0,0558 mol

Vậy moleum phải dùng = 338.0,0558 = 18,86 (gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a) Mg + O2 → MgO. b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑. c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a) Mg + O2 → MgO.

b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.


Đáp án:

a) 2Mg + O2 t0→ 2MgO.

- Là phản ứng oxi hóa khử ( hoặc phản ứng hóa hợp).

b) 2KMnO4 t0→ K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

- Là phản ứng oxi hóa khử (hoặc phản ứng phân hủy).

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

- Là phản ứng thế.

Xem đáp án và giải thích
Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và axetanđehit. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen. (c) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng. (d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit. (e) Thủy phân hoàn toàn abumin, thu được các α-amino axit. (g) Tripanmitin có tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to). Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và axetanđehit.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng.

(d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit.

(e) Thủy phân hoàn toàn abumin, thu được các α-amino axit.

(g) Tripanmitin có tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to).

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

  1. a) đúng CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3-CHO
  2. b) sai Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
  3. c) đúng
  4. d) đúng
  5. e) đúng
  6. g) sai

=> có 4 đáp án đúng

Xem đáp án và giải thích
Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A có công thức phân tử là C4H9O2N, biết: A + NaOH→ B + CH3OH (1) ; B + HCl dư → C + NaCl (2). Biết B là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của A, C lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. H2NCH2CH2COOCH3 và ClH3NCH2CH2COOH

  • Câu B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu D. CH3CH2CH2(NH2)COOH và CH3CH2CH(NH3Cl)COOH

Xem đáp án và giải thích
Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ b. 2H2O --dp--> 2H2↑ + O2↑ c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b. 2H2O --dp--> 2H2↑ + O2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


Đáp án:

Vì trong phòng thí nghiệm, khí hiđro thường được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al.

→ Những phản ứng hóa học thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…