Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch : a) CuCl2  b) Pb(NO3)2 c) AgNO3 d) NiSO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Giả thiết các kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh kẽm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch :

a) CuCl

b) Pb(NO3)2

c) AgNO3

d) NiSO4.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Giả thiết các kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh kẽm.





Đáp án:

a)  Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

65g                                 64g

MCu <  MZn → khối lượng giảm

b) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

    65g                                     207g

Zn< M Pb → khối lượng tăng

c) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

65g                                         2.108g

2MAg > MZn → khối lượng tăng

d) Zn + NiSO4 → ZnSO4 + Ni

  65g                                  59g

MZn > MNi → khối lượng giảm.

 



Read more: https://sachbaitap.com/bai-528-trang-38-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a6304.html#ixzz7SsX2TDiH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?


Đáp án:

2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2

Số mol O2 là nO2 = 48 / 32 = 1,5(mol)

Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7= 2/3 x nO2 = 1(mol)

Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.

Xem đáp án và giải thích
Nhận định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khẳng định nào sau đây đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.

  • Câu B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6.

  • Câu C. Polietilen là polime trùng ngưng.

  • Câu D. Cao su buna có phản ứng cộng.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Dùng dd NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử trên:

     + Có kết tủa trắng xuất hiện đó là sản phẩm của AgNO3.

     PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

     + Không có hiện tượng gì là CuSO4 và NaCl

- Dùng dung dịch NaOH có trong phòng thí nghiệm cho vào 2 mẫu còn lại:

     + Mẫu nào có kết tủa đó là sản phẩm của CuSO4.

     PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

     + Còn lại là NaCl.

Xem đáp án và giải thích
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.


Đáp án:

Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)

Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Ta có Δm = mAg - mCu = 2 x 108x - 64x

30,4 = 152x → x = 0,2 (mol)

Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2 x 2 x 170 = 68(g)

Thể tích dung dịch AgNO3 là VAgNO3 = 68 x 100 / 32 x 1,2 = 177,08(ml)

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện hai thí nghiệm : 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO. 2)   Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện hai thí nghiệm :

1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO.

2)   Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.





Đáp án:

Ta viết PTHH dạng ion rút gọn cho cả hai thí nghiệm như sau :

3Cu + 8H+ + 2NO⟶ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Thí nghiệm 1 : ta có số mol các chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,08 mol; NO3- : 0,08 mol.

H+ phản ứng hết ⟹ VNO = V= ( .22,4) : 4 = 0,448 (lít)        (1)

Thí nghiệm 2 : ta có số mol các'chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,16 mol; NO3- : 0,08 mol.

H+ và Cu phản ứng vừa đủ ⟹ VNO = V2 = (22,4) : 4 = 0,896 (lít) (2)

Từ (1) và (2) ⟹ V2 = 2V1.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…