Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12      0,32       0,12

0,12      0,32       0,08       0,12

0            0             0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính cứng của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?


Đáp án:
  • Câu A. Vonfam

  • Câu B. Đồng

  • Câu C. Sắt

  • Câu D. Crom

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.


Đáp án:

Các nguyên tố theo chiều tăng dần của phi kim: As, P, N, O, F.

Giải thích:

- As, P, N cùng ở nhóm V theo quy luật biến thiên tính chất trong nhóm ta biết trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim giảm dần

⇒ Tính phi kim N > P > As

- N, O, F cùng thuộc chu kì 2 theo quy luật biến thiên tính chất ta biết trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần

⇒ Tính phi kim N < O < F

⇒Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính phi kim tăng dần là: As < P < N < O < F

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của 0,1 mol khí H2S?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của 0,1 mol khí H2S?


Đáp án:

MH2S = 2.1+32= 34 g/mol

Khối lượng của 0,1 mol khí H2S là:

mH2S = nH2S.MH2S = 0,1.34 = 3,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi: a) Đốt dây sắt trong khí clo. b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi:

a) Đốt dây sắt trong khí clo.

b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.


Đáp án:

a) Khối màu nâu tạo thành:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b) Dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ↓

c) Zn tan dần, dung dịch CuSO4 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào viên kẽm.

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với: dung dịch NaOH đun nóng ; đung dịch NaOH + C2H5OH đun nóng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với: dung dịch NaOH đun nóng ; đung dịch NaOH + C2H5OH đun nóng.


Đáp án:

CH3-CH2-Br + NaOH -to→ CH3-CH2-OH + NaBr

CH3-CH2-Br + NaOH -C2H5OH, to→ CH2=CH2 + NaBr + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…