Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu gam?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol ; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12   0,32   0,12

0,12   0,32   0,08   0,12

0        0         0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất nào trong những chất sau có liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : anđehit axetic ( M=58 g/mol), propan ( M=44 g/mol), ancol etylic (M=46g/mol), đimetyl ete (M=46 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất nào trong những chất sau có liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : anđehit axetic ( M=58 g/mol), propan ( M=44 g/mol), ancol etylic (M=46g/mol), đimetyl ete (M=46 g/mol).



Đáp án:

Chất có khả năng tạo liên kết hiđro là : ancol etylic.

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi : propan < đimetyl ete < anđehit axetic < ancol etylic.




Xem đáp án và giải thích
Đun nóng hỗn hợp gồm 12 g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y ( có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Để trung hoà lượng axit X dư cần 50 g dung dịch NaOH 4%, thu được 4,1 g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng hỗn hợp gồm 12 g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y ( có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Để trung hoà lượng axit X dư cần 50 g dung dịch NaOH 4%, thu được 4,1 g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.



Đáp án:

 (mol) 

 naxit dư = 0,05 mol

nmuối = 0,05 mol  

 Mmuối = 82 g/mol.

Vậy axit X là CH3COOH.

nCH3COOH ban đầu = 0,2 mol ; nCH3COOH phản ứng = 0,15 mol

nR'OH = 0,15 mol ; MR'OH = 60 g/ mol.

Ancol Y là 



Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa 3 chất A, B, C đều là đồng đẳng của benzen (các khối lượng mol : MA < MB < Mc), trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau 2 chất trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 48,8 g hỗn hợp X cần dùng vừa hết 153,6 g 02. 1. Xác định công thức phân tử của A, B, C biết rằng chất B không có đồng phân là hợp chất thơm. 2. Hãy tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa 3 chất A, B, C đều là đồng đẳng của benzen (các khối lượng mol : MA < MB < Mc), trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau 2 chất trong dãy đồng đẳng.

Để đốt cháy hoàn toàn 48,8 g hỗn hợp X cần dùng vừa hết 153,6 g 02.

1. Xác định công thức phân tử của A, B, C biết rằng chất B không có đồng phân là hợp chất thơm.

2. Hãy tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.





Đáp án:

1. Trong dãy đồng đẳng của benzen, chỉ có C6H6 và C7H8 là không có đồng phân là hợp chất thơm.

A và B ở trong dãy đó và MA < MB vậy A là C6H6 và B là C7H8.

Chất C cách chất A hai chất trong dãy đồng đẳng nghĩa là chất C phải hơn chất A ba nguyên tử cacbon. Công thức phân tử chất C là .

2. Giả sử trong 48,8 g hỗn hợp X có a mol A, b mol B và c mol C ; ta có :

78a + 92b + 120c = 48,8 (1)

a = c (2)

a                7,5a

b               9b

c                 12c

7,5a + 9b + 12c =  = 4,8 (3)

Giải hệ (1), (2), (3), tìm được a = c = 0,2 ; b = 0,1.

Từ đó tính được thành phần phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp X :

C6H6 : 31,9%;  : 18,9%;  : 49,2%




Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Na vào dung dịch FeCl2. (2) Cho Zn vào dung dịch FeCl2. (3) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3. (4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. Số phản ứng tạo thành sắt kim loại là

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.


Đáp án:

Oxit axit:

SO2 : Lưu huỳnh đioxit

P2O5 : Điphotpho pentaoxit

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

Oxit bazơ :

K2O: Kali oxit

MgO: Magie oxit

Fe2O3: Sắt (III) oxit

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…