Halogen iot
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào của Ag dưới đây tạo ra màu vàng đậm: Ag + Cl2 ----> Ag + Br2 -----> Ag + I2 -----> Na + Cl2 ----->

Đáp án:
  • Câu A. Ag + Cl2 ----> Đáp án đúng

  • Câu B. Ag + Br2 ----->

  • Câu C. Ag + I2 ----->

  • Câu D. Na + Cl2 ----->

Giải thích:

Ag + 0,5Cl2 ----> AgCl (AgCl kết tủa màu trắng) Ag + 0,5Br2 ----->AgBr (AgBr kết tủa màu vàng nhạt) Ag + 0,5I2 ----->AgI (AgI kết tủa màu vàng đậm) Na + 0,5Cl2 -----> NaCl (Natri Clorua)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trùng hợp 2,24 lít C2H4(đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500

Đáp án:
  • Câu A. 2,8g

  • Câu B. 1120g

  • Câu C. 11,20g

  • Câu D. 2,52g

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch


Đáp án:

Thí nghiệm 1. Nhận biết NH4+ và CO32-

- Tiến hành TN:

    + Ống 1: Lấy dd (NH4)2CO3 cho tác dụng với dd HCl loãng, quan sát hiện tượng

    + Lần lượt cho dd (NH4)2CO3 (ống 2) và Na2CO3 (ống 3) tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm 1 mảnh giấy quỳ tím ẩm.

- Hiện tượng:

    + Ống 1: Có khí không màu thoát ra

    + Ống 2: Có khí mùi khai thoát ra

    + Ống 3: Không có hiện tượng gì

- Giải thích, PTHH:

    + Ống 1: Tạo khí do xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối (NH4)2CO3 và axit HCl

    (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

    + Ống 2: Có khí mùi khai do (NH4)2CO3 tác dụng với NaOH sinh ra NH4OH

    Đun nóng nhẹ phân hủy ngay thành khí NH3 có mùi khai

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH4OH + Na2CO3            

NH4OH --t0--> NH3 + H2O

   + Ống 3: Muối Na2CO3 không phản ứng với NaOH

Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+

- Tiến hành TN:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+. Quan sát

    + Cho dd KOH (hoặc NH3) tác dụng với dd Fe3+. Để lắng kết tủa

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH (hoặc NH3). Để lắng kết tủa

- Hiện tượng, PTHH:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+ tạo phức màu đỏ máu

    Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3

    + Cho dd KOH tác dụng với dd Fe3+ tạo kết tủa nâu đỏ

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa trắng xanh

    Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

    Để 1 thời gian kết tủa chuyển màu vàng nâu do:

    2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3

Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd Cu2+

    + Thêm từ từ dd NH3 loãng

    + Tiếp tục thêm NH3 đến khi tủa tan hết.

- Hiện tượng: Tạo kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức có màu xanh lam đặc trưng.

- Giải thích: Lúc đầu Cu2+ tác dụng với NH3 tạo kết tủa Cu(OH)2.

Sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức.

PTHH:

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO3-

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd KNO3, thêm vào 1 ít bột Cu, đun nóng nhẹ.

    + Thêm vài giọt dd H2SO4 loãng, đun nhẹ.

- Hiện tượng: Cu tan tạo dung dịch màu xanh, xuất hiện khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí.

- Giải thích: Bột Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh, tạo khí NO bay lên tác dụng với oxi trong không khí tạo thành khí NO2 màu đỏ nâu.

PTHH:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

 

Xem đáp án và giải thích
Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Tìm a, m?


Đáp án:

Sau phản ứng trung hòa pH = 1 ⇒ H+ dư

H+ + OH- → H2O

nH+bd = 0,08 mol; sau phản ứng pH = 1

⇒ nH+ sau p/ư = 0,05 mol

nH+p/ư = nOH- = 0,03 mol

⇒ nBa(OH)2 = 0,015 mol

⇒ CM Ba(HCO3)2 = 0,05 (mol/l)

nBaSO4 = nBa(OH)2 = 0,015 mol (H2SO4 dư) ⇒ mBaSO4 = 3,495g

Xem đáp án và giải thích
Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

Một số thí dụ về loại phản ứng:

- Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt), phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2 ...

- Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự gỉ sắt.

Xem đáp án và giải thích
Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau : Na2SO4, Na2S, Na2CO3 , Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được những dung dịch nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau : Na2SO4, Na2S, Na2CO3 , Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được những dung dịch nào ?


Đáp án:

Cho dd H2SO4 loãng lần lượt vào 5 lọ đựng 5 dd:

   + Lọ nào có khí không màu không mùi là Na2CO3

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

   + Lọ nào có khí mùi trứng thối là Na2S.

Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S ↑(mùi thối)

   + Lọ nào có khí không màu mùi xốc là Na2SO3

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑ (mùi hắc)

   + 2 lọ còn lại không hiện tượng

⇒ Nhận biết được 3 dd là Na2CO3, Na2S, Na2SO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…