Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Tìm m?


Đáp án:

Cu, Fe, Zn --> Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2 -t0C-> CuO, Fe2O3, ZnO

mNO3- = 92,6 – 30,6 = 62 gam

⇒ nNO3- = 1 mol

Bảo toàn điện tích ta có: nO2- = 1/2. nNO3- = 0,5 mol

⇒ m = mKL + mO2- = 30,6 + 0,5.16 = 38,6 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-S với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo một hỗn hợp khí ở nhiệt độ 127oC mà trong đó N2 chiếm 76,36% về thể tích (giả sử không khí chỉ chứa oxi và nitơ theo tỉ lệ thể tích là 1:4). Tỉ lệ số mắt xích butađien và stiren trong polime này là ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-S với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo một hỗn hợp khí ở nhiệt độ 127oC mà trong đó N2 chiếm 76,36% về thể tích (giả sử không khí chỉ chứa oxi và nitơ theo tỉ lệ thể tích là 1:4). Tỉ lệ số mắt xích butađien và stiren trong polime này là ?


Đáp án:

Giả sử cao su có dạng:

(C4H6)m(C8H8)n + (5,5m+10n) O2 → (4m+8n) CO2 + (3m+4n) H2O

1 mol 5,5m + 10n 4m + 8n 3m + 4n

=> nN2 = 4nO2 pứ = 22m + 40n

Khí sau phản ứng gồm : (22m + 40n) mol N2; (4m + 8n) mol CO2; (3m + 4n) mol H2O

Có %VN2 = 76,36% => (22m + 40n)/(29m + 52n) = 0,7636

=> m : n = 2 : 1

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là gì?


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,6/2 = 0,3(mol)

PTHH : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (2)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0

nH2 = x + y = 0,3 mol.

mhh = 24x + 65y = 15,4.

Khối lượng muối là m = x(24 + 71) + y(65 + 71)

m = 24x + 65y + 71(x + y) = 15,4 + 71.0,3 = 36,7 (g)

Xem đáp án và giải thích
Sục khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol CO2 là nCO2 = 6,72/22,4=0,3(mol)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,25 mol 0,25 mol   0,25 mol

CO2 dư sau phản ứng là 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)

Xảy ra phản ứng

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)

0,05 mol     0,05 mol

Như vậy CaCO3 không bị hòa tan 0,25 - 0,05 = 0,2(mol)

Khối lượng kết tủa thu được là m = 0,2.100 = 20(g)

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây: Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl A Giải phóng hidro chậm B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần C Không có hiện tượng gì xảy ra D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:

Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl
A Giải phóng hidro chậm
B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần
C Không có hiện tượng gì xảy ra
D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.


Đáp án:

Kim loại cho tác dụng với HCl không có hiện tượng gì xảy ra Kim loại không tác dụng với HCl → C là kim loại yếu đứng sau Hidro.

Kim loại càng mạnh (càng hoạt động hóa học) khi tác dụng với HCl phản ứng xảy ra càng mãnh liệt, rõ ràng. (Khí thoát ra nhiều, dung dịch nóng lên).

→ Thứ tự kim loại hoạt động hóa học giảm dần là: D, B, A, C.

Xem đáp án và giải thích
Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là


Đáp án:

22,4 lít X ↔ 1 mol X có 0,6 mol O2 và 0,4 mol O3 quy ra 2,4 mol O để đốt.

Hỗn hợp Y: metylamin = CH2 + NH3; amoniac = NH3 và hai anken (CH2)n

→ Quy đổi Y: CH2 và NH3

Đốt 14,2 gam Y gồm {x mol CH2y mol NH3} + 2,4 mol O → CO2 + H2O + N2

Có hệ: mY = 14x + 17y = 14,2 gam; lượng O cần đốt: 3x + 1,5y = 2,4

suy ra x = 0,65 mol và y = 0,3 mol → nCO2 = 0,65 mol

Theo đó, yêu cầu giá trị m↓ BaCO3 = 0,65 × 197 = 128,05 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…