Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Tìm m?
nFe = 0,05mol ; nAgNO3 = 0,02mol và nCu2+ = 0,1 mol
Fe + 2AgNO3 → 2Ag + Fe2+
0,01 0,02 0,02
Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+
0,04 0,04
mX = mAg + mCu = 4,72 gam
Tiến hành phản ứng phân hủy 1kg glixerol trinitrat (C3H5O9N3) thu được V lít hỗn hợp khí CO2, N2, O2 và hơi nước. Biết ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích 50 lít. Giá trị của V là?
nC3H5O9N3 = 1/227 mol
C3H5O9N3 (1/227) → 3CO2 (3/227) + 3/2N2 (3/454) + 1/2O2 (1/454) + 5/2H2O (5/454 mol)
V = (3/227 + 3/454 + 1/454 + 5/454 ). 103. 50 = 1652 lít
Viết phương trình hoá học của các phản ứng để minh hoạ:
a) Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit.
b) Axit axetic là một axit yếu nhưng vẫn mạnh hơn axit cacbonic, còn phenol là một axit yếu hơn axit cacbonic.
a) CH3COOH có tính chất đầy đủ của một axit.
CH3COOH + H2O ⇔ CH3COO- + H3O+. Làm quỳ tím hóa đỏ.
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3-COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
b) 2CH3-COOH + Na2CO3 → 2CH3-COONa + CO2 + H2O
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Cho phương trính hóa học: 2X + 2NaOH2CH4 + K2CO3 + Na2CO3. Chất X là
Câu A. CH2(COOK)2.
Câu B. CH2(COONa)2.
Câu C. CH3COOK.
Câu D. CH3COONa.
Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo chung cho anken. Hãy so sánh thành phần và đặc điểm cấu tạo của anken với ankan và monoxicloankan.
- Công thức phân tử anken CnH2n (n ≥ 2)
Công thức cấu tạo chung anken.
ankan | anken | xicloankan | |
Thành phần | Chứa C và H | Chứa C và H | Chứa C và H |
Cấu tạo | - Mạch hở - Trong phân tử chỉ có liên kết đơn |
-Mạch hở -Trong phân tử có một liên kết đôi C=C |
-Mạch vòng -Trong phân tử chỉ có liên kết đơn |
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip