a) Tính khối lượng bằng gam của: - 6,02.1023 phân tử nước H2O. - 6,02.1023 phân tử cacbon đioxit CO2. - 6,02.1023 phân tử cacbonat CaCO3. b) Nêu nhận xét về số trị của các giá trị khối lượng tính được này và số trị phân số của mỗi chất. (Xem lại bài tập 8.9*. trước khi làm bài tập này)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a) Tính khối lượng bằng gam của:

   - 6,02.1023 phân tử nước H2O.

   - 6,02.1023 phân tử cacbon đioxit CO2.

   - 6,02.1023 phân tử cacbonat CaCO3.

   b) Nêu nhận xét về số trị của các giá trị khối lượng tính được này và số trị phân số của mỗi chất.

   (Xem lại bài tập 8.9*. trước khi làm bài tập này)


Đáp án:

  a) Khối lượng bằng gam của:

   - 6,02.1023 phân tử nước: 6,02.1023.18.1,66.10-24 = 17,988(g) ≈ 18(g)

   - 6,02.1023 phân tử CO2: 6,02.1023.44.1,66.10-24 = 43,97(g) ≈ 44(g).

   - 6,02.1023 phân tử CaCO3: 6,02.1023.100. 1,66.10-24= 99,9(g) ≈ 100(g).

   b) Số trị của các giá trị khối lượng tính được bằng chính số trị phân tử khối của mỗi chất.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau : a) Sản phẩm chính khi monoclo hóa isopentan là dẫn xuất clo bậc III. [] b) Sản phẩm chính khi monobrom hóa isopentan là dẫn xuất brom bậc III. [] c) Sản phẩm chính khi đun sôi 2- clobutan với KOH/etanol là but – 1-en. [] d) Sản phẩm chính khi chiếu sáng hỗn hợp toluen và clo là p-clotoluen. []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau :

a) Sản phẩm chính khi monoclo hóa isopentan là dẫn xuất clo bậc III. []

b) Sản phẩm chính khi monobrom hóa isopentan là dẫn xuất brom bậc III. []

c) Sản phẩm chính khi đun sôi 2- clobutan với KOH/etanol là but – 1-en. []

d) Sản phẩm chính khi chiếu sáng hỗn hợp toluen và clo là p-clotoluen. []


Đáp án:

a) Đ

b) Đ

c) S (Sản phẩm chính là but-2-en)

d) Đ

Xem đáp án và giải thích
Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào ?



Đáp án:

Khác nhau về thành phần anion của muối.

- Nước có tính cứng tạm thời chứa anion HCO­3- khi đun nóng bị phân huỷ thành ion cacbonat làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ .

- Nước có tính cứng vĩnh cửu chứa các anion SO42- và Cl-, khi đun nóng không làm kết tủa Ca2+ và Mg2+




Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5. a) Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tử. b) Tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa học này. c) Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa. d) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với 2 nguyên tử halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng hóa học để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tử.

b) Tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa học này.

c) Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.

d) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với 2 nguyên tử halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng hóa học để minh họa.


Đáp án:

a) Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5, cấu hình electron đầy đủ là : 1s22s22p63s23p63d104s24p5.

b) Tên nguyên tố là brom, kí hiệu là Br, công thức phân tử là Br2.

c) Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này là tính oxi hóa.

- Brom phản ứng với nhiều kim loại.

3Br2 + 2Al → 2AlBr3

- Brom tác dụng với nước tương tự clo nhưng khó khăn hơn.

Br2 + H2O ⇆ HBr + HBrO.

- Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl

- Brom có thể occi hóa muối iotua thành iot

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

d) So sánh tính chất hóa học của brom với clo và iot.

Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot nên:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.

Xem đáp án và giải thích
Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là bao nhiêu?


Đáp án:

Độ điện li của CH3COOH là 0,02.

CM H+ = 0,043. 0,02 = 0,00086 (mol)

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.  Tìm m?


Đáp án:

  nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol

    - Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

    - Các phản ứng xảy ra là:

  → mCu = 0,03.64 = 1,92 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…