Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A.
a) Tính khối lượng kết tủa thu được.
b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?
a) Số mol CaO là nCaO = 2,8/56 = 0,05 (mol)
Số mol CO2 là nCO2 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)
CaO + H2O → Ca(OH)2
0,05 (mol) 0,05 (mol)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 mol
CO2 dư nCO2 dư 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)
CaCO3 tạo thành 0,05 (mol) bị hòa tan 0,025 (mol)
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
0,025 0,025 0,025
Số mol CaCO3 còn lại nCaCO3 = 0,05 – 0,025 = 0,025 (mol)
Khối lượng CaCO3 là mCaCO3 = 0,025. 100 = 2,5 (g)
b. Khi đun nóng dung dịch A
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 --t0--> 2CaCO3 + 2H2O
0,025 mol 0,025 mol
Khối lượng kết tủa tối đa thu được là m kết tủa = (0,025 + 0,025).100 = 59 g
Hãy phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) hexyl bromua, brombenzen, 1-brombut-2-en.
b) 1-clopent-2en, pent-2-en, 1-clopentan
a) Dùng dung dịch Br2: Mất màu dung dịch Br2 là CH2Br-CH=CH-CH3
CH2Br-CH=CH-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CHBr-CH3
- Đun hai mẫu còn lại với dung dịch NaOH, chiết lấy phần nằm dưới (ancol nổi lên trên) cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa vàng nhạt là hexyl bromua. Mẫu còn lại là benzene.
CH3(CH2)5CH2Br + NaOH → CH3(CH2)5CH2OH + NaBr
NaBr + AgNO3→AgBr + NaNO3
b) Tương tự câu a, dùng dung dịch Br2; hai mẫu làm mất màu dung dịch Br2 là 1-clopent-2-en và pent-2-en. Mẫu còn lại là 1-clopentan. Thủy phân 1-clopent-2-en và pent-2-en, rồi dùng dung dịch AgNO3. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là 1-clopent-2-en.
Trong các thí nghiệm sau: (1) Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 vào dung dịch hiđro peoxit. (2) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 rồi đun nóng. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đốt nóng. (4) Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI. (6) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 (7) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3 Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
Câu A. 3
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 5
Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein -- (+ H2, Ni, to) ® X -- (+NaOH, to) ® Y -- (+HCl) ® Z Triolein X Y Z. Tên của Z là:
Câu A. axit oleic
Câu B. axit panmitic
Câu C. axit stearic
Câu D. axit linoleic.
Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C?
A. Có cùng thành phần hạt nhân.
B. Có cùng khối lượng hạt nhân.
C. Có cùng điện tích hạt nhân.
C. Có cùng điện tích hạt nhân.
Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc dư thu được dung dịch B và V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28g chất rắn. Giá trị của V là:
Câu A. 44,8 lít
Câu B. 33,6 lít
Câu C. 22,4 lít
Câu D. 11,2 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB