Cho 27,1 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit Glutamic, Glyxin, axetilen, stiren tác dụng tối đa với 150 ml dung dịch NaOH 2,0M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,1 gam hỗn hợp X trên người ta cần dùng x mol O2, thu được 15,3 gam H2O và y mol khí CO2. Tổng x + y bằng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 27,1 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit Glutamic, Glyxin, axetilen, stiren tác dụng tối đa với 150 ml dung dịch NaOH 2,0M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,1 gam hỗn hợp X trên người ta cần dùng x mol O2, thu được 15,3 gam H2O và y mol khí CO2. Tổng x + y bằng bao nhiêu?


Đáp án:

nCOOH = nNaOH = 0,3 mol

⇒ nO (hh X) = 0,6 mol

Qui đổi hỗn hợp ban đầu chứa: HCOOH: a mol ; NH2 – CH2 – COOH: b mol và C2H2: c mol

⇒ mX = 46a + 75b + 26c = 27,1 (1)

nCOOH = 0,3 mol = a + b (2)

⇒ nH2O = a + 2,5b + c = 0,85 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ a = 0,2 mol ; b = 0,1mol; c = 0,4mol

⇒ nCO2 = a + 2b + 2c =1,2 mol

=> nO2 = 1,2 + 0,85/2 - 0,3 = 1,325 mol

⇒x + y = nCO2 + nO2 = 2,525 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóâ học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóâ học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dung dịch nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục, chứng tỏ trong hỗn hợp khí có khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

- Khí đi ra khỏi bình nước vôi trong được dẫn qua ống thủy tinh đựng CuO nung nóng, nếu thấy có kim loại màu đỏ sinh ra và khí sinh ra khỏi ống thủy tinh làm vẩn đục nước vôi trong thì chứng tỏ trong hỗn hợp đó có khí CO.

CO + CuO → Cu + CO2.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?


Đáp án:

Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhaỵ hơn. Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thuỷ tinh sẵn màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh sẩm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là


Đáp án:

H2N-CH2-COOH + KOH → H2N-CH2-COOK + H2O

0,02 mol             0,015           0,015 mol

Cô cạn còn Gly còn dư: 0,005 mol

=> m rắn = 2,07

Xem đáp án và giải thích
Kết tủa cực đại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào X thì lượng kết tủa cực đại có thể thu được là bao nhiêu gam?

Đáp án:
  • Câu A. 48,18

  • Câu B. 32,62

  • Câu C. 46,12

  • Câu D. 42,92

Xem đáp án và giải thích
Phương trình
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình phản ứng: Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:

Đáp án:
  • Câu A. 43

  • Câu B. 21

  • Câu C. 57

  • Câu D. 27

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…