Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250g dung dịch AgNO3 4% khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng
a) 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag
Phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓
AgNO3 là chất oxi hóa, Cu là chất khử.
Áp dụng tăng giảm khối lượng:
b) Khối lượng vật sau phản ứng = 10 + 0,01 x 108 – 0,005 x 64 = 10,76 g
Thực hiện phản ứng thuỷ phân 16,2 gam xenlulozơ trong môi trường axit, sau một thời gian phản ứng, đem trung hoà axit bằng kiềm, lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 16,2 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là
(C5H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg
ntinh bột = 1/2. nAg = 0,075mol ⇒ mtinh bột = 12,15g
H% = 12,15 : 16,2 x 100% = 75%
Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?
Số mol P2O5 là: nP2O5 = 0,15 mol
Phương trình hóa học:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
0,15 → 0,3 (mol)
Khối lượng H2PO4 thu được là:
mH3PO4 = nH3PO4.MH3PO4 = 0,3.98 = 29,4gam
a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?
b) Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?
a) S + O2 → SO2 (Dựa vào tính khử của S)
SO2 + 2H2S → 2S + 2H2O (Dựa vào tính oxi hóa của SO2)
b) Tính khử của SO2
SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3
2SO2 + O2 → 2SO3
SO3 tác dụng với nước mưa thành mưa axit tạo ra H2SO4. Tính axit của H2SO4 đã phá hủy những công trình được xây bằng đá, thép.
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp điền vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau ( chép vào vở bài tập).
a) CO2 + Ca(OH) 2 → CaCO3 + ?
b) ? + ?AgNO3 → Al(NO3) 3 + 3Ag
c) ?HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + ?
a) CO2 + Ca(OH) 2 → CaCO3 + H2O
b) Al + 3AgNO3 → Al(NO3) 3 + 3Ag
c) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2↑
a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.
c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
a) Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsBr; CsCl.
Tinh thể nguyên tử: Kim cương.
Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy: Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy.
Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn. Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet