Chất vừa tan trong dung dịch HCl và NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

Đáp án:
  • Câu A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2

  • Câu B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2

  • Câu C. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2

  • Câu D. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn đáp án D A. Loại vì Mg(OH)2 không tan trong NaOH B. Loại vì Mg(OH)2 không tan trong NaOH C. Loại vì MgO không tan trong NaOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Etyl axetat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Etyl axetat không tác dụng với

Đáp án:
  • Câu A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).

  • Câu B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

  • Câu C. dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng).

  • Câu D. O2, t0.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan đến phản ứng đốt cháy este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:


Đáp án:
  • Câu A. 2 : 3

  • Câu B. 3 : 2

  • Câu C. 2 : 1

  • Câu D. 1:5

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch


Đáp án:

Thí nghiệm 1. Nhận biết NH4+ và CO32-

- Tiến hành TN:

    + Ống 1: Lấy dd (NH4)2CO3 cho tác dụng với dd HCl loãng, quan sát hiện tượng

    + Lần lượt cho dd (NH4)2CO3 (ống 2) và Na2CO3 (ống 3) tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm 1 mảnh giấy quỳ tím ẩm.

- Hiện tượng:

    + Ống 1: Có khí không màu thoát ra

    + Ống 2: Có khí mùi khai thoát ra

    + Ống 3: Không có hiện tượng gì

- Giải thích, PTHH:

    + Ống 1: Tạo khí do xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối (NH4)2CO3 và axit HCl

    (NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

    + Ống 2: Có khí mùi khai do (NH4)2CO3 tác dụng với NaOH sinh ra NH4OH

    Đun nóng nhẹ phân hủy ngay thành khí NH3 có mùi khai

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH4OH + Na2CO3            

NH4OH --t0--> NH3 + H2O

   + Ống 3: Muối Na2CO3 không phản ứng với NaOH

Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+

- Tiến hành TN:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+. Quan sát

    + Cho dd KOH (hoặc NH3) tác dụng với dd Fe3+. Để lắng kết tủa

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH (hoặc NH3). Để lắng kết tủa

- Hiện tượng, PTHH:

    + Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+ tạo phức màu đỏ máu

    Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3

    + Cho dd KOH tác dụng với dd Fe3+ tạo kết tủa nâu đỏ

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

    + Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa trắng xanh

    Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

    Để 1 thời gian kết tủa chuyển màu vàng nâu do:

    2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3

Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd Cu2+

    + Thêm từ từ dd NH3 loãng

    + Tiếp tục thêm NH3 đến khi tủa tan hết.

- Hiện tượng: Tạo kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức có màu xanh lam đặc trưng.

- Giải thích: Lúc đầu Cu2+ tác dụng với NH3 tạo kết tủa Cu(OH)2.

Sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức.

PTHH:

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO3-

- Tiến hành TN:

    + Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd KNO3, thêm vào 1 ít bột Cu, đun nóng nhẹ.

    + Thêm vài giọt dd H2SO4 loãng, đun nhẹ.

- Hiện tượng: Cu tan tạo dung dịch màu xanh, xuất hiện khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí.

- Giải thích: Bột Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh, tạo khí NO bay lên tác dụng với oxi trong không khí tạo thành khí NO2 màu đỏ nâu.

PTHH:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

 

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Tơ nilon -6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic. (b) Các este chỉ được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. (c) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. (đ) Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua. (e) Trong phân tử amilopectin các mắc xích α-glucozo chỉ được nối với nhau bởi liên kết α-1,6-glicozit. (f) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. Số nhận định đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 5

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột

b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra


Đáp án:

a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, có độ bền cơ học bền nhiệt cao hơn so với tinh bột do đó được dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo

b. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào vải bằng sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay do axit sunfuric đậm đặc hút nước mạnh và làm xenlulozo bị than hóa:

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O

Khi để rớt HCl vào vải bằng sợi bông, xenlulozo bị thỷ phân dưới xúc tác là axit vô cơ nên dần mùn ra sau đó mới bị bục

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…