Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.


Đáp án:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Số mol CaCO3 nCaCO3 = 100/100 = 1 mol

Số mol CO2: nCO2 = nCaCO3 = 1 mol

Số mol NaOH nNaOH = 60/40 = 1,5mol

Lập tỉ lệ k = nNaOH/nCO2 = 1,5/1 = 1,5

K = 1,5 → phản ứng tạo hai muối NaHCO3 và Na2CO3

CO2 + NaOH → NaHCO3

x          x               x

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

y          3y             y

Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3

Theo bài ra ta có hệ

x + y = 1

x + 2y = 1.5 => x = 0,5, y = 0,5

Khối lượng NaHCO3 m = 84.0,5 = 42 (g)

Khối lượng Na2CO3 m = 106.0,5 = 53 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.

a) Tìm công thức hóa học đơn giản của magie sunfua.

b) Trộn 8g magie vơi 8g lưu huỳnh rồi đốt nóng. Hãy cho biết thành phần và khối lượng các chất sau phản ứng.

   A. 7g magie sunfua.    B. 7g magie sunfua và 8g lưu huỳnh.

   C. 16g magie sunfua.    D. 14g Magie sunfua và 2g magie.


Đáp án:

Giả sử hợp chất có khối lượng 7g → mMg = 3g ; mS = 4g

a.

nMg = 0,125 mol

nS = 0,125 mol

Vậy trong hợp chất: 0,125 mol nguyên tử Mg và 0,125 mol nguyên tử S. Có nghĩa là 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử S.

   Nên công thức hóa học đơn giản của magie sunfua: MgS.

   b) Chọn D. Vì:

   Theo đề bài: 3g Mg kết hợp vừa đủ với 4g S.

   Hoặc 6g Mg kết hợp vừa đủ với 8g S.

   Nếu trộn 8g Mg với 8g S thì sẽ sinh ra 14g MgS và còn dư 2g Mg.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH. a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)? b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH.

a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?

b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.


Đáp án:

a) Trước tiên ta phải xem muối nào được tạo thành (NaHCO3 hay Na2CO3).

nCO2 = 0,07 mol

nNaOH = 0,16 mol

nNaOH > 2nCO2 nên muối sau phản ứng là Na2CO3; CO2 phản ứng hết, NaOH dư.

Phương trình hóa học của phản ứng :

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Theo pt nNaOH pư = 2.nCO2 = 2. 0,07 = 0,14 mol ⇒ nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 mol

Khối lượng chất dư sau phản ứng:

mNaOH = 0,02 . 40 = 0,8g.

b)Theo pt nNa2CO3 = nCO2 = 0,07 mol

⇒ m Na2CO3 = 0,07 x 106 = 7,42g.

(Lưu ý cách xác định sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng:

Đặt tỉ lệ: T = nNaOH/nCO2

Nếu T ≥ 2 ⇒ Chỉ tạo muối Na2CO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T > 2 NaOH dư

Nếu T ≤ 1 ⇒ Chỉ tạo muối NaHCO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T < 1 CO2 dư

Nếu 1 < T < 2 ⇒ Tạo cả 2 muối

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

 
c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt ⇒ độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp sắt không bị ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn :


Đáp án:
  • Câu A. Fe-Sn

  • Câu B. Fe-Zn

  • Câu C. Fe-Cu

  • Câu D. Fe-Pb

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 26,7 gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 26,7 gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

nAl = nACl3 = 26,7 : 133,5 = 0,2mol

=> m = 0,2.27 = 5,4gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…