Chất tác dụng với nước Br2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: anilin, saccarozơ, amilozơ, glucozơ, triolein, tripanmitin, fructozơ, metyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là.

Đáp án:
  • Câu A. 4 Đáp án đúng

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 3

Giải thích:

Chọn A  Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm: - Hidrocacbon: Xiclopropan (C3H6), Anken, Ankin, Ankadien, Stiren…. - Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no. - Andehit (-CHO) - Các hợp chất có nhóm chức andehit: Axit fomic, Este của axit fomic, Glucozơ, Mantozơ… - Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2) phản ứng thế ở vòng thơm. Vậy có 4 chất thỏa mãn là: metyl fomat, anilin, glucozơ, triolein.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh

  • Câu B. dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng

  • Câu C. dung dịch nhạt dần màu xanh

  • Câu D. dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu xanh

Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là


Đáp án:

n Fe2O3 = 0,2 mol => nCO2 = nO=0,6 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,6 → 0,6 => mCaCO3 = 60 gam

Xem đáp án và giải thích
Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cặp chất nào sau đây đều thuộc loại polime tổng hợp ?

Đáp án:
  • Câu A. poli(metylmetacrylat) và amilozơ.

  • Câu B. tơ visco và tơ olon.

  • Câu C. tơ xenlulozơ axetat và tơ lapsan.

  • Câu D. poli(vinylclorua) và tơ nilon-6,6.

Xem đáp án và giải thích
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ni2+ Al3+, Fe3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ni2+ Al3+, Fe3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch


Đáp án:

- Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch thấy có hỗn hợp kết tủa trắng xanh. Lọc lấy kết tủa chia 3 phần bằng nhau:

+ Phần 1 để trong không khí thấy kết tủa dần chuyển sang màu đỏ nâu ⇒ trong hỗn hợp kết tủa có Fe(OH)2 và dung dịch có Fe2+

Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3

+ Nhỏ vào phần 2 dung dịch NH3 cho tới dư, thấy có một phần kết tủa màu xanh tan ra và tạo dung dịch có màu xanh ⇒ có Ni2+

Ni2+ + 2NH3 + 2H2O → Ni(OH)2↓ xanh + 2NH4+

Ni(OH)2 + 6NH3 → [Ni(NH3)6]2+màu xanh + 2OH-

+ Nhỏ vào phần 3 dung dịch NaOH, phần kết tủa màu trắng tan ra tạo dung dịch không màu ⇒ kết tủa tan ra là Al(OH)3 và trong dung dịch ban đầu có Al3+

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,8 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,8 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là


Đáp án:

Ta có: nAg = 3nFe = 0,15 mol

=> mAg = 16,2g (vì AgNO3 dư)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…