Chất dẻo PVC [poli(vinyl clorua)] và chất dẻo PE (polietilen) khác nhau ( điểm nào? Có thể phân biệt chúng bằng cách nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất dẻo PVC [poli(vinyl clorua)] và chất dẻo PE (polietilen) khác nhau ( điểm nào? Có thể phân biệt chúng bằng cách nào ?


Đáp án:

PVC : nặng hơn, chìm trong nước ; PE nhẹ hơn, nổi trên mặt nước.

Túi bằng PVC : sờ vào có cảm giác dính tay ; túi bằng PE sờ vào thấy trơn.

Túi bằng PVC không được dùng để đựng thực phẩm do có chất gây độc. Túi bằng PE không độc.

Có thể đốt mẫu chất trong lòng phễu đã có láng dung dịch AgNO3. PVC cháy tạo kết tủa trắng ; PE không có hiện tượng này.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng: a) Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O c) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO3 d) KClO3 → KCl + O2 e) Cl2 +KOH → KCl + KClO3 + H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng:

a) Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe

b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO3

d) KClO3 → KCl + O2

e) Cl2 +KOH → KCl + KClO3 + H2O


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Tìm giá trị mol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:

Đáp án:
  • Câu A. 0,0500

  • Câu B. 0,5000

  • Câu C. 0,6250

  • Câu D. 0,0625

Xem đáp án và giải thích
Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.


Đáp án:

  a) Nguyên tử kali có số electron ngoài cùng như nguyên tử natri. (1 e lớp ngoài cùng)

   b) Nguyên tử cacbon có số lớp electron như nguyên tử nitơ và nguyên tử neon. (2 lớp e)

   c) Nguyên tử sillic có số electron có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon. (4 e lớp ngoài cùng)

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).


Đáp án:

nP =  1,5 mol

4P + 5O2 --t0--> 2P2OO5

1,5 → 1,875 (mol)

mO2 = 1,875.32 = 60g

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những nguyên tắc chung điều chế anken, ankađien, ankin để dùng trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Lấy thí dụ điều chế chất tiêu biểu cho mỗi loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những nguyên tắc chung điều chế anken, ankađien, ankin để dùng trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Lấy thí dụ điều chế chất tiêu biểu cho mỗi loại.


Đáp án:

Nguyên tắc chung điều chế anken, ankadien, ankin là tách H2 ra khỏi ankan

CH3 - CH3   --xt, t0--> CH2 = CH2 + H2

CH3 - CH2 - CH2 - CH3 --xt, t0--> CH2 = CH - CH = CH2  + 2H2

2CH4     -----15000C------>    C2H2   + H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…