Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là hạt gì?
Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là proton.
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với: dung dịch NaOH đun nóng ; đung dịch NaOH + C2H5OH đun nóng.
CH3-CH2-Br + NaOH -to→ CH3-CH2-OH + NaBr
CH3-CH2-Br + NaOH -C2H5OH, to→ CH2=CH2 + NaBr + H2O
Hoà tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
Ta có: nH2 = 0,05 mol
--> m = 2,43 + 0,05.96 = 7,23g
Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxyglixerol (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch (d) Tristearin, triolein có CT lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5 (e) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hidro khi đun nóng có xúc tác Ni (f) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dd kiềm Số phát biểu đúng là:
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 4
Câu D. 6
Viết phương trình hóa học của cacbon với các oxit sau:
a) CuO.
b) PbO.
c) CO2.
d) FeO.
Hãy cho biết loại phản ứng: vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.
a) 2CuO + C --t0-->2Cu + CO2
b) 2PbO + C --t0--> 2Pb + CO2
c) CO2 + C --t0-->2CO
d) 2FeO + C --t0-->2Fe + CO2
Trong các phản ứng trên cacbon là chất khử.
– Ứng dụng của cacbon:
Tùy thuộc vào tính chất mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong đời sống, sản xuất, kĩ thuật.
– Ví dụ: Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. Kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, sao cắt hình.
Oleum là gì?
a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A.
b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?
Oleum là dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3
H2SO4+ nSO3 → H2SO4.nSO3
a) Xác định công thức oleum.
H2SO4 + 2KOH ---> K2SO4 + 2H2O (1)
0,04 0,08
Ta có: nKOH= 0,8.0,1 = 0,08 (mol)
Khi hòa tan oleum vào nước có quá trình:
H2SO4. nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4 (2)
Từ (2) và đề bài, ta có: (98 + 80n)/3,38 = (n+1)/0,04
Giải ra được n = 3. Vậy công thức phân tử oleum là: H2SO4. 3SO3.
b) Gọi a là số mol oleum H2SO4. 3SO3
Moleum = 98 + 240 = 338 u => moleum = 338a
Khi hòa tan oleum vào nước có phản ứng sau:
H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4
1 4
a 4a
Khối lượng H2SO4 khi hòa tan a mol oleum: 98.4a = 392a
392a/(338a + 200) = 10/100 => a = 0,0558 mol
Vậy moleum phải dùng = 338.0,0558 = 18,86 (gam)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB