Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH). Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH).

   Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.


Đáp án:

 - So với thí nghiệm ở SGK, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.

   - Khí thoát ra là khí hidro.

   - Nhận biết:

   * Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí H2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy so sánh điểm giống và khác giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh điểm giống và khác giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?


Đáp án:

- Giống nhau: Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

- Khác nhau:

Sự cháy Sự oxi hóa châm

- Là phản ứng oxi hóa xảy ra nhanh

- Có phát sáng.

- Lượng nhiệt tỏa nhiều.

Ví dụ: than cháy, củi cháy,..

- Là phản ứng oxi hóa xảy ra chậm.

- Không phát sáng.

- Lượng nhiệt tỏa ra ít.

Ví dụ: Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ.

Xem đáp án và giải thích
Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy ra khi cây nến cháy (xem lại bài tập 3, bài 12). Cho biết tên các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy ra khi cây nến cháy (xem lại bài tập 3, bài 12). Cho biết tên các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng này.


Đáp án:

Phương trình chữ của phản ứng:

Parafin + Oxi → Cacbon đioxit + Nước

Chất phản ứng: parafin và khí oxi

Sản phẩm: nước và khí cacbon đioxit

Xem đáp án và giải thích
Cho 29,2 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 29,2 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là gì?


Đáp án:

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

⇒ nHCl = 29,2/36,5 = 0,8 (mol) ⇒ nCl2 = 0,8.5/16 = 0,25

V = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l)

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4. (c) Cho hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước. (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà dung dịch thu được có hai muối là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho từng chất C, Fe, BaCl2, Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, AgNO3, HCl, Fe2O3, FeSO4 lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa‒ khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…