Câu A. 6
Câu B. 4
Câu C. 7
Câu D. 5 Đáp án đúng
Các chất thỏa mãn là:propen, propanal, stiren, axit acrylic, glucozơ. Đây là bài toán khá hay.Nhiều bạn học sinh sẽ bị lừa dẫn tới việc cố gắng đi tìm xem R là gì.Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và cũng không cần thiết. => D.
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
Câu A. electron và proton
Câu B. proton và nơtron
Câu C. nơtron và electron
Câu D. electron, proton và nơtron.
Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.
Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.
Khí A: SO2; Khí B : HI
Phần 1: SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4
Phần 2: Br2 + 2HI → 2HBr + I2↓
Để xà phòng hoá hoàn toàn 19,4 g hỗn hợp hai este đơn chức A và B cần 200 ml dung dịch natri hiđroxit 1,5M.Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp nhau và một muối khan X duy nhất.Tìm công thức cấu tạo, gọi tên và tính phần trăm khối lượng của mỗi este có trong hỗn hợp ban đầu.
n NaOH= 1,5.0,2=0,3 mol
Hai este có cùng gốc axit vì cùng tạo ra một muối sau khi xà phòng hoá. Đặt công thức của 2 este là RCOOR1 và RCOOR2
Đặt công thức chung của 2 este là RCOOR’
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Theo phương trình hoá học : n NaOH = n RCOOR’ = 0,3 mol
→ M RCOOR’=
→ MR + MR’ = 64,67 – 44= 20,67
Vậy hai ancol phải là CH3OH và C2H5OH, còn axit là HCOOH.
Công thức cấu tạo của 2 este là :
HCOOCH3 (metyl fomat) và HCOOCH2CH3 (etyl fomat).
Gọi số mol của HCOOCH3 và HCOOCH2CH3 trong hỗn hợp là x và y.
Ta có hệ pt:
n hh este = x+ y = 0,3
m hh este = 60x + 74y = 19,4
→ x= 0,2 ; y= 0,1
%m HCOOCH3 = (
%m HCOOCH2CH3= 100- 61,86= 38,14%
Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.
Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.
Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:
a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH
b) CH3 CH(OH)CH2 CH3
c) (CH3 )3COH
d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH
e) CH2=CH-CH2 OH
g) C6 H5 CH2 OH
Công thức cấu tạo | Tên-gốc chức (gốc chức) | Tên thay thế | Bậc |
CH3 CH2 CH2 CH2 OH | Ancol butylic | Butan -1-ol | I |
CH3 CH(OH)CH2 CH3 | Ancol sec-butylic | Butan-2-ol | II |
(CH3 )3 COH | Ancol ter-butylic | 2-metyl-propan-2-ol | III |
(CH3 )2CHCH2 CH2 OH | Ancol isoamylic | 3-metylbutan-1-ol | I |
CH2=CH-CH2 OH | Ancol alylic | Propen-1-ol | I |
C6 H5 CH2 OH | Ancol benzylic | Phenyl metanol | I |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet