Thủy ngân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

Đáp án:
  • Câu A. Bột lưu huỳnh. Đáp án đúng

  • Câu B. Nước.

  • Câu C. Bột sắt.

  • Câu D. Bột than.

Giải thích:

Dùng bột lưu huỳnh vì 2 chất tác dụng được với nhau ở nhiệt độ thường: Hg + S → HgS HgS là chất rắn, có thể dễ dàng quét dọn được

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X


Đáp án:

Gọi CTPT của amin là CxHyN

mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol

Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)

Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)

Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol

Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a

⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2

Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)

⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)

Xem đáp án và giải thích
Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14 a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng. b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.

b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.


Đáp án:

a) Cấu hình electron nguyên tử:

A(Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1.

B (Z= 12) ls2 2s2 2p6 3s2

C (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1

D (Z = 14) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.

b) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.

B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

c) Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.

 

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán xác định số hiệu nguyên tử dựa vào số hạt p, n, e
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là


Đáp án:
  • Câu A. 17 và 29

  • Câu B. 20 và 26

  • Câu C. 43 và 49

  • Câu D. 40 và 52

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng điều chế andehit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế andehit propionic:


Đáp án:
  • Câu A. etylic

  • Câu B. i-propylic

  • Câu C. n-butylic

  • Câu D. n-propylic

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hồn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hồn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là bao nhiêu?


Đáp án:

nankan = nH2O - nCO2 = 0,4 – 0,35 = 0,05 (mol)

nanken = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol → %Vnanken = 0,15/0,2 .100% = 75%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…