Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là


Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ.

  • Câu B. amin.

  • Câu C. glucozơ.

  • Câu D. amino axit. Đáp án đúng

Giải thích:

Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là amino axit

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

a) Phản ứng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích:

- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.

- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.

b) Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng xà phòng hóa este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 100 ml dd NaOH 1M, thu được 7,85 g hỗn hợp muối của hai axit là đồng đẳng kế tiếp nhau và 4,95 g hai ancol bậc I. CTCT và % khối lượng của 2 este là (Na=23, O=16, C=12)


Đáp án:
  • Câu A. HCOOC2H5, 45%; CH3COOCH3, 55%

  • Câu B. HCOOCH2CH2CH3, 75%; CH3COOC2H5, 25%

  • Câu C. HCOOCH2CH2CH3, 25%; CH3COOC2H5, 75%

  • Câu D. HCOOC2H5, 55%; CH3COOCH3, 45%

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,9 gam Na vào 93,4 gam nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chất X có nồng độ C%. Giá trị của C là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,9 gam Na vào 93,4 gam nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chất X có nồng độ C%. Giá trị của C là


Đáp án:

Na + H2O →NaOH + 1/2H2

0,3 mol 0,3 mol 0,15 mol => mNaOH = 12 gam, m dd = 6,9 + 93,4 - m H2 = 100 gam

C% = (12:100).100= 12%

Xem đáp án và giải thích
Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau : O2, N2, H2S và Cl2. Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau : 

Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).





Đáp án:

- Dùng tàn đóm để nhận ra khí oxi

- Dùng giấy tẩm  để nhận ra  do tạo thành kết tủa đen :

    

- Dùng giấy màu ẩm để nhận biết khí clo do bị mất màu.

- Lọ còn lại là khí nitơ.




Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 7,74 g hỗn hợp bột M, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 7,74 g hỗn hợp bột M, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?


Đáp án:

Ta có: nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 mol

    nHCl = 0,5.1 = 0,5 mol

    nH2SO4 = 0,28.0,5 = 0,14 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mhh + mHCl + mH2SO4 = mmuối + mH2

    mmuối = 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 - 039.2 = 38,93 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…