Có hỗn hợp bột kim loại Fe, Ag, Cu. Dùng những phản ứng hoá học nào có thể chứng minh được trong hỗn hợp có mặt những kim loại trên?
- Ngâm hỗn hợp bột kim loại trong dung dịch HCl hoặc dung dịch loãng nhận thấy một phần hỗn hợp bị hoà tan, đồng thời có bọt khí thoát ra, chứng tỏ hỗn hợp có Fe.
- Cho chất rắn không tan trong dung dich HCl (Ag, Cu) tác dụng với dung dịch đặc, nóng.
(1)
(2)
Cho dung dịch HCl vào dung dịch thu được sau các phản ứng (1) và (2), thấy có kết tủa AgCl chứng tỏ có Ag. Lọc bỏ kết tủa, nước lọc cho tác dụng với dung dịch NaOH, thấy có kết tủa chứng tỏ có Cu.
Câu A. axetylen
Câu B. canxi xianamit
Câu C. thép
Câu D. đất đèn
R là một kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. Lấy 17,55 gam R tác dụng với 25 gam dung dịch HCl 29,2%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho bốc hơi cẩn thận dung dịch tạo thành trong điều kiện không có không khí thì thu được 28,9 gam hỗn hợp rắn gồm hai chất. Kim loại R là?
Ta có nHCl = 0,2 mol
Xét các phản ứng:
R + HCl --> RCl + 0,5H2
R + H2O --> ROH + 0,5H2
Trong 28,9 gam chất rắn bao gồm ROH và RCl ⇒ 28,9 = mR+ + mCl- + mOH-
nCl- = nHCl = 0,2 mol; mR = 17,55 gam
nOH- = 0,25 mol
nR = 0,45 mol và MR = 39 ⇒ R là kim loại K
Hòa tan hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được 1,12 lít H2 và dung dịch Y chứa 2,92 gam chất tan. Phần trăm khối lượng Al có trong X là:
Ta có: nH2 = 0,05 mol
BTKL => nH2O = (2,92 + 0,05.2 - 1,94) : 18 = 0,06 mol
BTNT H => nOH- = 0,02 mol
BT e => nAl = (0,05.2 - 0,02) : 4 = 0,02 mol
=> %mAl(X) = 27,84%
Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 có nồng độ 20 % để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
VHCl = 100ml = 0,1 lít ⇒ nHCl = CM . V = 0,1 . 3 = 0,3 mol
Đặt x và y là số mol CuO và ZnO trong hỗn hợp.
a) Phương trình hóa học xảy ra:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2)
b) Tình thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình hóa học (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số:
Theo phương trình: nHCl (1) = 2. nCuO = 2.x mol; nHCl (2) = 2. nZnO = 2y mol
⇒ nHCl = 2x + 2y = 0,3 (∗)
Ta có: mCuO = (64 + 16).x = 80x ; mZnO = (65 + 16).y = 81y
⇒mhh = 80x + 81y = 12,1. (∗∗)
Từ (∗) và (∗∗) ta có hệ phương trình: 2x + 2y = 0,3 & 80x + 81y = 12,1
Giải hệ phương trình trên ta có: x = 0,05; y= 0,1.
⇒ nCuO = 0,05 mol, nZnO = 0,1 mol
mCuO = 80 . 0,05 = 4 g
%mCuO = (4.100%)/12,1 = 33%
=> %mZnO = 67%
c) Khối lượng H2SO4 cần dùng:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (3)
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O (4)
Dựa vào phương trình (3) và (4), ta có:
Theo pt (3) nH2SO4 = nCuO = 0,05 mol
Theo pt (4) nH2SO4 = nZnO = 0,1 mol
⇒ mH2SO4 = 98. (0,05 + 0,1) = 14,7g.
Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng: m = (14,7.100)/20 = 73,5g
Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.
Những hiện tượng trong cuộc sống hang ngày chứng tỏ trong không khí có:
- Hơi nước: sương mù vào mùa đông; có những giọt nước bám ngoài cốc nước lạnh,…
- Khí cacbonic: sau khi vôi tôi một thời gian thấy có 1 lớp váng trên bề mặt nước vôi, đó là CaCO3, do trong không khí có CO2 nên đã phản ứng với sản phẩm khi vôi tôi là Ca(OH)2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB