Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu A. 116,89. Đáp án đúng
Câu B. 118,64.
Câu C. 116,31.
Câu D. 117,39.
Qui hỗn hợp đầu về: Fe2O3; x mol FeO; y mol Cu; X + HCl dư và không có kết tủa sau đó => Cu phản ứng hết ; 2FeCl3 + Cu --> 2FeCl2 + CuCl2; Y gồm 0,08 mol FeCl3; ( x + 2y) mol FeCl2; y mol CuCl2; HCl; => (0,08.3 + 2x + 2y) < 0,9; Hỗn hợp đầu gồm: (0,04 + y) mol Fe2O3; x mol FeO; y mol Cu; => 27,2 = 160.(0,04 + y) +72x + 64y (1); Khi điện phân: Catot(-): thứ tự có thể xảy ra: Fe3+ + 1e --> Fe2+, Cu2+ + 2e --> Cu, 2H+ + 2e --> H2, Fe2+ + 2e --> Fe, Anot(+): 2Cl- --> Cl2 + 2e, Vì ngừng điện phân khi catot có khí => dừng trước quá trình (*), Bảo toàn e: nCl2 = 0,5.(0,08 + 2y) = 0,04 + y (mol); => mgiảm = mCu + mCl2 = 64.y + (0,04 + y).71 = 13,64 gam; => y = 0,08 mol; Từ (1) => x = 0,04 mol; => Sau điện phân còn: nHCl dư = 0,1mol; nFeCl2 = 0,16 + 0,04 + 0,08 = 0,28 mol; 3Fe2+ + 4H+ + NO3- --> 3Fe3+ + NO + 2H2O; 0,075.....0,1mol; Fe2+ + Ag+ --> Fe3+ + Ag; Ag+ + Cl- --> AgCl; => Kết tủa gồm: 0,205 mol Ag; 0,66 mol AgCl => m =116,89g
Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.
a) Dùng quỳ tím axit CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ.
Rượu C2H5OH không làm đổi màu quỳ tím.
b) Dùng Na2CO3 ( hoặc CaCO3)
CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
C2H5OH không có phản ứng.
Có các chất : NH3, CO2, HCl, KOH, Na2CO3. Có thể dùng những chất nào để kết tủa Al(OH)3 từ dung dịch :
a) Nhôm clorua ?
b) Natri aluminat ?
a) Các chất có thể dùng là NH3, KOH, Na2CO3 :
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
AlCl3 + 3KOH (vừa đủ) → Al(OH)3↓ + 3KCl
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑+ 6NaCl
b) Các chất có thể dùng là CO2, HCl :
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓+ NaHCO3
NaAlO2 + HCl (vùa đủ) + H2O →Al(OH)3↓+ NaCl.
Những điều kiện nào để chì tác dụng với:
a. không khí.
b. axit clohiđric.
c. axit nitric.
a) Chì tác dụng với O2 cần điều kiện là đốt nóng.
2Pb + O2 --t0--> 2PbO.
b) Chì không tác dụng với HCl ở nhiệt đô thường do PbCl2 kết tủa bao bọc Pb. Nhưng khi đun nóng thì PbCl2 tan nên phản ứng xảy ra.
Pb + 2HCl → PbCl2 tan + H2↑.
c) Chì tác dụng với HNO3 loãng, đặc nóng, không tác dụng với HNO3 đặc nguội
Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sauk hi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối Cu2+; Fe3+ với một anion. Tìm V?
Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển thành HNO3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào các quá trình trên
Bảo toàn electron cho tất cả các quá trình:
2nCu = 4nO2 → nO2 = 0,15 mol
→ V = 3,36 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet