Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của fructozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

  • Câu B. H2 (xúc tác Ni, to)

  • Câu C. nước Br2. Đáp án đúng

  • Câu D. dung dịch AgNO3/NH3, to

Giải thích:

Chọn C Fructozơ không phản ứng đươc với nước Brom. Chú ý: Fructozơ có tính chất của 1 ancol đa chức nên nó tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2, có tính chất của xeton nên tác dụng với H2 tạo thành Sobitol. Mặc dù nó không có nhóm –CHO nhưng vẫn có phản ứng tráng gương và tác dụng với Cu(OH)2/OH, to vì trong môi trường bazơ tồn tại cân bằng: Fructozo <-----> Glucozo

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?


Đáp án:

Những thí nghiệm chứng minh được cấu tạo phân tử glocozơ:

Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm –CH=O.

Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm –OH.

Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan, chứng tỏ phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C tạo thành một mạch dài không nhánh.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng điều chế tơ nion-6,6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa ?

Đáp án:
  • Câu A. axit terephatlic và etylen glicol.

  • Câu B. axit α-aminocaproic và axit ađipic.

  • Câu C. hexametylenđiamin và axit ađipic.

  • Câu D. axit α-aminoenantoic và etylen glycol

Xem đáp án và giải thích
Phân tử bazo là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử bazo là gì?


Đáp án:

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH).

- Ví dụ : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,...

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó: M : là nguyên tử kim loại.

n : là số nhóm hiđroxit (-OH).

Xem đáp án và giải thích
Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a) Mg + O2 → MgO. b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑. c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a) Mg + O2 → MgO.

b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.


Đáp án:

a) 2Mg + O2 t0→ 2MgO.

- Là phản ứng oxi hóa khử ( hoặc phản ứng hóa hợp).

b) 2KMnO4 t0→ K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

- Là phản ứng oxi hóa khử (hoặc phản ứng phân hủy).

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

- Là phản ứng thế.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tì lệ mo : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tì lệ mo : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là


Đáp án:

nN = nH+ = 0,06 mol ⇒ mN = 0,06.14 = 0,84 gam ⇒ mO = 3,2 gam

mX = 12nCO2 + 2nH2O + 3,2 + 0,84 = 7,66 gam ⇒ 12nCO2 + 2nH2O = 3,62 (1)

Bảo toàn khối lượng: 44nCO2 + 18nH2O + 0,84 = 7,66 + 0,285.32

⇒ 44nCO2 + 18nH2O = 15,94 (2)

(1),(2) ⇒nCO2 = 0,26 mol⇒ m = 0,26.100 = 26 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…