Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu dưới đây :
Những chất tan trong nước phân li ra ion là....(1)......Những chất tan trong nước không phân li ra ion được gọi là....(2)......Quá trình phân li các chất trong nước thành ion được gọi là....(3)......Liên kết hóa học trong chất điện li liên kết....(4)......hoặc liên kết....(5)......Liên kết hóa học trong chất không điện li là liên kết....(6)......hoặc liên kết....(7)......
(1) chất điện li ; (2) chất không điện li ; (3) sự điện li ; (4) ion ; (5) cộng hóa trị phân cực mạnh ; (6) cộng hóa trị không phân cực ; (7) cộng hóa trị phân cực yếu ( các cụm từ (6) và (7) có thể đổi chỗ cho nhau).
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phương trình phản ứng :
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
Glucozo ---------> 2Ag
Số mol glucozo nC6H12O6 = 18/180 = 0,1 mol
nAg = 2.nC6H12O6 = 0,2 mol = nAgNO3
Khối lượng bạc thu được mAg = 0,2.108 = 21,6 (g)
Khối lượng bạc nitrat cần dùng mAgNO3 = 0,2.170 = 34 (g)
Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là bao nhiêu?
⇒ 1 đvC = 1/12.19,9265. 10-23 = 0,16605. 10-23 (g).
Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
Octan không tác dụng với các hóa chất này, tuy nhiên vẫn có hiện tượng tách lớp và hòa tan vào nhau.
- Ống nghiệm A, B, C có hiện tượng tách lớp vì octan không tan trong các hóa chất này.
- Ống nghiệm D màu dung dịch brom nhạt dần do octan tan trong dung dịch brom.
Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, sô nơtron, sô electron và số khối của các nguyên tử sau đây :
có Z = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 11, số khối bằng 23, số nơtron bằng 12.
có Z=6, số khối A= 13, số nơtron = 7
có Z=9, số khối A= 19, số nơtron = 10
có Z=17, số khối A= 35, số nơtron = 18
có Z=20, số khối A= 44, số nơtron = 24
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.
⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g
⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol
Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g
→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.
Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.
→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol
nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol
CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet