Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl
Câu A. H2N-CH2-COOH
Câu B. CH3COOH Đáp án đúng
Câu C. C2H5NH2
Câu D. C6H5NH2
Chọn B. Những chất tác dụng được với HCl thường gặp trong hóa hữu cơ: - Muối của phenol : C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl - Muối của axit cacboxylic: RCOONa + HCl → RCOOH + NaCl - Amin, anilin: R-NH2 + HCl → R-NH3Cl - Aminoaxit: HOOC-R-NH2 + HCl → HOOC-R-NH3Cl - Muối của nhóm cacboxyl của aminoaxit: H2N-R-COONa + 2HCl → ClH3N-R-COONa + NaCl. - Muối amoni của axit hữu cơ: R-COO-NH3-R’ + HCl → R-COOH + R’-NH3Cl. Vậy CH3COOH không tác dụng được với HCl.
Khí hiđro, thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, đôi khi bị lẫn tạp chất là khí clo. Đề kiểm tra xem khí hiđro có lẫn clo hay không, người ta thổi khí đó qua một dung dịch có chứa kali iotua và tinh bột. Hãy giải thích vì sao người ta làm như vậy.
Khí clo lẫn trong hỗn hợp sẽ phản ứng với dung dịch KI
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
Iot sinh ra làm tinh bột chuyển sang màu xanh như vậy phát hiện có lẫn tạp chất là khí clo.
Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 gam một hợp chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít C02 (đktc) và 4,50 g H20. Xác định phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất hữu cơ đó.
Nguyên tố C chiếm 90% và nguyên tố H chiếm 10% về khối lượng.
Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy
- Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.
- Hóa chất: KNO3.
- Tiến hành thí nghiệm: như SGK.
- Hiện tượng:
+ Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.
- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.
- Phương trình hóa học:
2 KNO3 → 2KNO2 + O2↑
C + O2 → CO2
Những hợp chất nào dưới đây có cùng nhóm chức? Hãy viết công thức của chúng dưới dạng R – nhóm chức và dùng công thức ở dạng đó để viết Phương trình hóa học (nếu có) của chúng với naOH (dựa vào tính chất hóa học của etanol và axit axetic):
C2H5COOH; CH3CH2OH; CH3COOH; CH3CH2CH2OH.
CH3COOH và C2H5COOH tác dụng được với NaOH.
CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH có cùng nhóm chức ancol.
CH3COOH + NaOH→CH3COONa + H2O
CH3CH2CH2OH + NaOH→C2H5COONa+H2O
Hãy nêu những tính chất vật lí của hiđro clorua.
- Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí 1,26 lần, rất độc.
- Hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet