Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu 


Đáp án:

Khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở catot thì Ag+: x mol và Cu2+: y mol đều bị điện phân hết.

Khối lượng catot tăng thêm 4,2 gam → 4,2 = 108x + 64y

Số electron trao đổi trong quá trình điện phân là ne = (0,804. 2. 3600)/96500 = 0,06 mol

→ x + 2y = 0,06

Giải hệ → x = 0,03 và y = 0,015

Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X là: 0,015: 2 = 0,075M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hóa học minh họa với kali.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hóa học minh họa với kali.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

- Tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và giải phóng khí H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

- Tác dụng với oxi tạo thành oxit

4K + O2 → 2K2O

-Tác dụng với phi kim tạo thành muối

2K + Cl2 → 2KCl.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 1,56 gam bột crom vào 550 ml dung dịch HCl 0,2M đun nóng thu được dung dịch A. Sục O2 dư vào A thu được dung dịch B. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch B để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hết 1,56 gam bột crom vào 550 ml dung dịch HCl 0,2M đun nóng thu được dung dịch A. Sục O2 dư vào A thu được dung dịch B. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch B để thu được lượng kết tủa lớn nhất.


Đáp án:

nCr = 1,56/52 = 0,03 mol; nHCl = 0,55. 0,2 = 0,11 mol

          Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

(mol): 0,03   0,06   0,03   0,03

        4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + H2O

(mol): 0,03               0,03      0,03

Dung dịch A thu được gồm: CrCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol

Để thu được lượng kết tủa lớn nhất:

 HCl + NaOH → NaCl + H2O

(mol): 0,02   0,02

          CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl

(mol): 0,03      0,09            0,03

Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (l)

Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là


Đáp án:
  • Câu A. Hematit.

  • Câu B. Manhetit.

  • Câu C. Pirit.

  • Câu D. Xiđerit.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào hình 1.10 và 1.12 (SGK) hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ và con số thích hợp chọn trong khung
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào hình 1.10 và 1.12 (SGK) hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ và con số thích hợp chọn trong khung:

Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba ... thuộc hai ... liên kết với nhau theo tỉ lệ ... Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng ... phân tử sau dạng...


Đáp án:

Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba nguyên tử thuộc hai nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ 1 : 2. Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng gấp khúc phân tử sau dạng đường thẳng.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A có công thức phân tử C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl

  • Câu B. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH.

  • Câu C. MZ > MY > MX

  • Câu D. X, Y làm quỳ tím hóa xanh

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…