Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường ?


Đáp án:

axetilen làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon ở thể khí (điều kiện thường) thì thấy thể tích các khí tạo thành sau phản ứng đúng bằng thể tích các khí tham gia phản ứng (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hãy cho biết hidrocacbon đó có thể nhận các công thức phân tử như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon ở thể khí (điều kiện thường) thì thấy thể tích các khí tạo thành sau phản ứng đúng bằng thể tích các khí tham gia phản ứng (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hãy cho biết hidrocacbon đó có thể nhận các công thức phân tử như thế nào?


Đáp án:

Hidrocacbon khí ở điều kiện thường nên 1 ≤ x ≤ 4 và 0 ≤ y ≤ 2x+2

Xét 1 mol CxHy

   CxHy      +        (x + y/4)O2         ---> xCO2    +  y/2H2O

   1                        x + y/4                        x                  y/2

Theo đề ta có: 1 + x + y/4 = x + y/2 => y =4

Công thức phân tử của hidrocacbon có thể là CH4, C2H4, C3H4, C4H4.

                                               

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít hỗn hợp X gồm(NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít hỗn hợp X gồm(NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.


Đáp án:

Ta có: M−X = 38 = (30+46)/2

=> nNO = nNO2

Trong 12 gam hỗn hợp có 0,1 mol Fe và 0,1 mol Cu

Fe → Fe3+ + 3e

Cu → Cu2+ + 2e

=>∑nelectron do chất khử cho = 0,5(mol)

   NO2 + 3e → NO

(mol) x     3x    x

   NO3- +1e → NO2

(mol) x    x    x

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 4x = 0,5 => x = 0,125(mol)

Vậy: V = 0,125. 2. 22,4 = 5,6 l

Xem đáp án và giải thích
Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?


Đáp án:

Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.

Xem đáp án và giải thích
Giá trị của m gần nhất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

Đáp án:
  • Câu A. 38,04.

  • Câu B. 24,74.

  • Câu C. 16,74

  • Câu D. 25,10.

Xem đáp án và giải thích
Có 2 dung dịch chứa anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 2 dung dịch chứa anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Cho muối BaCl2 vào hai mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa trắng là chứa CO32-

BaCl2 + CO32- → BaCO3 ↓ + 2Cl-

Cho một vài mẫu bột Cu vào mẫu thử còn lại thêm vài giọt H2SO4 (l) nếu thấy thoát ra khí không màu (NO) hóa nâu đỏ (NO2) ngoài không khí thì mẫu thử đó chứa NO3-

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

2NO + 2O2 → NO2 (màu nâu đỏ)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…