Câu hỏi lý thuyết về khả năng đổi màu quỳ tím của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?


Đáp án:
  • Câu A. anilin

  • Câu B. etylamin Đáp án đúng

  • Câu C. alanin

  • Câu D. glyxin

Giải thích:

Đáp án B Etylamin (C2H5NH2) làm đổi màu quỳ tím sang xanh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy thực hiện những biến đổi sau: a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp; b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp. c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc. d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy thực hiện những biến đổi sau:

a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp;

b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp.

c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc.

d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì


Đáp án:

a. 4AgNO3 + 2H2O (dpdd) → 4Ag + 4HNO3 + O2

2AgNO3 + Cu → 2Ag + Cu(NO3)2

b. ZnS, ZnCO3 → Zn

Phương pháp nhiệt luyện :

2ZnS + 3O2 to→ 2ZnO + 2SO2

ZnCO3 to → ZnO + CO2

ZnO + CO → Zn + CO2

Phương pháp điện phân :

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

2ZnSO4 + 2H2đpdd → 2Zn + 2H2SO4 + O2

c. SnO2 + 2C → Sn + 2CO

d. PbS → Pb

2PbS + 3O2 to→ 2PbO + 2SO2

PbO + C to→ Pb + CO

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.


Đáp án:

Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.

    Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là:


Đáp án:
  • Câu A. Cu2+ ,Mg2+ ,Fe2+.

  • Câu B. Mg2+ ,Fe2+ ,Cu2+.

  • Câu C. Mg2+ ,Cu2+ ,Fe2+.

  • Câu D. Cu2+ ,Fe2+ ,Mg2+.

Xem đáp án và giải thích
Lực của bazo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: C6H5NH2 (1), (C2H5)2NH (2), C2H5NH2 (3), NH3 (4). Trật tự giảm dần lực bazơ giữa các chất là

Đáp án:
  • Câu A. 3, 4, 2, 1.

  • Câu B. 2, 3, 4, 1.

  • Câu C. 2, 1, 4, 3.

  • Câu D. 4, 3, 1, 2.

Xem đáp án và giải thích
Tính hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon- 6,6 ( biết M= 2 500 g/mol) và của tơ capron (biết M = 15000 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon- 6,6 ( biết M= 2 500 g/mol) và của tơ capron (biết M = 15000 g/mol).



Đáp án:

- Tơ nilon - 6,6:

1 mắt xích nilon - 6,6 có m = 226 g.

tơ nilon - 6,6 = 2500g/mol

Hệ số trùng hợp

- Tơ capron:

1 mắt xích tơ capron có m = 113 g.

tơ capron = 15000 g/mol

 Hệ số trùng hợp .

 




 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…