Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước
PTHH: 2H2O → 2H2 + O2
2H2 + O2 → 2H2O
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+.
O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa + 1
⇒ Số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion là:
CO2: x + 2.(-2) = 0 ⇒ x = 4 ⇒ C có số oxi hóa +4 trong CO2
H2O: H có số oxi hóa +1, O có số oxi hóa -2.
SO3: x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = 6 ⇒ S có số oxi hóa +6 trong SO3
NH3: x + 3.1 = 0 ⇒ x = -3 ⇒ N có số oxi hóa -3 trong NH3
NO: x + 1.(-2) = 0 ⇒ x = 2 ⇒ N có số oxi hóa +2 trong NO
NO2: x + 2.(-2) = 0 ⇒ x = 4 ⇒ N có số oxi hóa +4 trong NO2
Cu2+ có số oxi hóa là +2.
Na+ có số oxi hóa là +1.
Fe2+ có số oxi hóa là +2.
Fe3+ có số oxi hóa là +3.
Al3+ có số oxi hóa là +3.
Từ những hợp chất riêng biệt : Cu(OH)2, MgO, FeS2, hãy nêu phương pháp thích hợp để điều chế Cu, Mg, Fe. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Hãy viết công thức cấu tạo của tất cả các tripeptit có chứa gốc của cả hai amino axit là glyxin và alanin.
Từ hai amino axit là glyxin và alanin có thể tạo ra 6 tripeptit sau đây :
H2N - CH2 - CO - NH - CH2 - CO - NH- CH(CH3) - COOH
H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - CO - NH - CH2 - COOH
H2N - CH2 - CO - NH - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - COOH
H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH(CH3) - CO- NH - CH2 - COOH
H2N - CH2 - CO - NH - CH(CH3) - CO - NH - CH(CH3) - COOH
H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - CO - NH - CH(CH3) - COOH.
Trình bày tính chất hoá học của oxit
♦ Oxit axit
∴ Tác dụng với nước tạo thành axit.
SO3 + H2O → H2SO4
∴ Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
∴ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
SO2 + CaO → CaSO3
♦ Oxit bazơ
∴ Một số oxit bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO…) tác dụng với nước tạo thành bazơ.
Na2O + H2O → 2NaOH
∴ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
∴ Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
BaO + CO2 → BaCO3
Chú ý: Các oxit từ ZnO bị khử bởi CO hoặc H2:
CuO + H2 −to→ Cu + H2O
♦ Oxit lưỡng tính tác dụng được với cả axit và bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3, Cr2O3
♦ Oxit trung tính không tác dụng với cả axit và bazơ. Ví dụ: NO, CO…
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Tìm giá trị của m?
Đốt Y ⇒ nCO2 = 0,16 mol và nH2O = 0,26 mol
⇒ nY = nH2O - nCO2 = 0,1 mol
=> Số C = nCO2/nY = 1,6
⇒ Y chứa các ancol đơn chức ⇒ nO = 0,1mol
mY = mC + mH + mO = 4,04 g
nEste của ancol = 0,1mol
và nEste của phenol = x mol
⇒ nNaOH = 0,1 + 2x = 0,4 mol
⇒ x = 0,15 ⇒nH2O = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng:
mX = mmuối + mY + mH2O - mNaOH = 25,14g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB