Câu hỏi lý thuyết về đipeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất nào sau đây không thuộc loại đipeptit ?


Đáp án:
  • Câu A. H2N-CH(CH3)CONH-CH2COOH.

  • Câu B. H2N-CH2CH2CONH-CH2-CH2COOH. Đáp án đúng

  • Câu C. H2N-CH2CONH-CH2COOH.

  • Câu D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

Giải thích:

Hợp chất H2N-CH2CH2CONH-CH2-CH2COOH có 1 liên kết CO-NH nhưng không phải liên kết giữa các đơn vị alpha-aminoaxit nên không phải đi peptit; => Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon no thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon no thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

nH2O = 9,45/18 = 0,525 mol

nA = nH2O – nCO2 ⇒ nCO2 = nH2O – nA =0,525-0,15 = 0,375 mol

nCaCO3 = nCO2 = 0,375 mol

⇒ mCaCO3 = 0,375.100 = 37,5g

Xem đáp án và giải thích
Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?


Đáp án:

Khối lượng Na2SO4 chứa trong 100 gam dung dịch 7% là:

mct = (100.7)/100 = 7 gam

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 100 – 7 = 93 gam

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. Tìm A?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử A lần lượt là p, n và e.

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.

Theo bài ra có: (p + e) + n = 28 & (p + e) = 1,8n & p = e

=> 2p + n = 28 & 2p -1,8n =0 (*)

Bấm máy tính giải hệ phương trình (*) hoặc (lấy phương trình trên trừ phương trình dưới) ta được: n = 10 và p = 9.

Vậy A là flo (F) vì nguyên tử F có 9 proton trong hạt nhân.

 

Xem đáp án và giải thích
Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 19, 8. Công thức và liên kết trong hợp chất tạo thành từ Y và Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 19, 8. Công thức và liên kết trong hợp chất tạo thành từ Y và Z là liên kết gì?


Đáp án:

Cấu hình e Y: 1s22s22p63s23p64s1; Z: 1s22s22p5 ⇒ Y2Z và liên kết ion

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao? a) 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑ b) CaO + CO2 --t0--> CaCO3. c) 2HgO --t0--> 2Hg + O2↑ d) Cu(OH)2 --t0-->  CuO + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?

a) 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2

b) CaO + CO2 --t0--> CaCO3.

c) 2HgO --t0--> 2Hg + O2

d) Cu(OH)2 --t0-->  CuO + H2O.


Đáp án:

- Phản ứng b) là phản ứng hóa hợp do chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai chất ban đầu.

- Phản ứng a); c); d) là phản ứng phân hủy do từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…