Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng. Hãy viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro. Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
- Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 ↑
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
- Cả 4 phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Tính khối lượng Al và Fe2O3 trong A
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B gồm Al2O3, Fe, Al dư hoặc Fe2O3 dư
(Do cho B vào dung dịch NaOH không cho có khí thoát ra hay không nên chưa thể khẳng định được ngay chất dư)
Xét trường hợp 1: Fe2O3 dư; Chất rắn B gồm: Al2O3; Fe; Fe2O3 dư
Cho B vào HCl, chỉ có phản ứng của Fe với HCl sinh ra khí:
Fe (0,1) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,1 mol) (2)
→ nAl pư = nFe = 0,1 mol → mAl = 2,7 gam; nFe2O3 pư = 0,1: 2 = 0,05 mol
Cho B vào NaOH, chất rắn C gồm Fe2O3 dư và Fe: 0,1 mol
→ m(Fe2O3 dư) = 8,8 – 5,6 = 3,2 mol
mFe2O3 ban đầu = m(Fe2O3 dư) + mFe2O3 phản ứng = 3,2 + 0,05.160 = 11,2 gam.
Xét trường hợp 2: Al dư; chất rắn B gồm Al2O3; Al dư; Fe.
Cho B vào HCl thì có Al và Fe phản ứng với HCl sinh khí
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (4)
Cho B vào NaOH, có Al; Al2O3 phản ứng, chất rắn C là Fe
nFe = 0,16 > nkhí ở (3) và (4). Vậy trường hợp này không thỏa mãn.
Vậy A gồm Al 2,7 gam và Fe2O3 11,2 gam.
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?
a) Khối lượng nguyên tử.
b) Số thứ tự.
c) Bán kính nguyên tử.
d) Tính kim loại.
e) Tính phi kim
f) Năng lượng ion hóa thứ nhất.
i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit.
k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.
Những tính chất biến đổi tuần hoàn: c, d, e, f, i, k.
Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:
a) 20g KCl trong 600g dung dịch.
b) 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.
c) 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch.
Áp dụng công thức: C% = mct/mdd . 100%
a. C% = (20/600).100% = 3,3%
b. 2kg = 2000g
C% = 1,6%
c. C% = 5%
Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol)
Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)
Theo pt (3) ta thấy số mol Al(OH)3 còn lại là 0,05 mol
Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 mol Al(OH)3 đã bị hòa tan.
Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)
Nồng độ mol/l CM(NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75M
Câu A. 4,24.
Câu B. 3,18.
Câu C. 5,36.
Câu D. 8,04.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet