Este etyl fomat có công thức là
Câu A. HCOOC2H5 Đáp án đúng
Câu B. HCOOCH3
Câu C. HCOOCH =CH2
Câu D. CH3COOCH3
Este etyl fomat có công thức là HCOOC2H5
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
nMnO2 = 0,8 mol
VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol.
Phương trình phản ứng:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2
→ NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2
Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.
CM(NaCl)= CM(NaClO) = 1,6 mol/l.
Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.
CM(NaOH) dư = (2-1,6)/0,5 = 0,8 mol/l.
Muối X có công thức phân tử C3H10O3N2. Lấy 19,52g X cho tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m g hỗn hợp các chất vô cơ và phần hơi có chứa chất hữu cơ bậc I. Tìm m?
nKOH = 0,2 mol
C3H7NH3NO3 + KOH → C3H7NH2 + KNO3 + H2O
Chất rắn khan gồm 0,04 mol KOH dư và 0,16 mol KNO3
mchất rắn khan = 101. 0,16 + 0,04 . 56 = 18,4g
Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là bao nhiêu?
Gọi nồng độ mol của Al2(SO4)3 và KOH lần lượt là a và b
Trường hợp 1:
150 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, KOH hết, Al2(SO4)3 dư
nOH-= 3nAl(OH)3 = 6nAl2O3
=> 0,15b = (6.0,204) : 102 => b = 0,08M
Trường hợp 2:
600ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, Al2(SO4)3 phản ứng hết tạo kết tủa, kết tủa này tan một phần trong KOH dư
nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3
Hay: 8.0,2a – 2.2.10-3 0,048
a = 0,0325 M
Viết các phương trình hóa học:
a) Điều chế CuSO4 từ Cu.
b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4
PTHH: 2Cu + O2 --t0--> 2CuO
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Hoặc: Cu + 2H2SO4đặc --t0--> CuSO4 + SO2 + 2H2O
b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.
Các số oxi hoá thường gặp của sắt là:
Câu A. +2, +4.
Câu B. +2, +6.
Câu C. +2, +3.
Câu D. +3, +6.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet