Câu A. Chúng đều thuộc loại cacbohidrat Đáp án đúng
Câu B. Chúng đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam
Câu C. Đều bị thủy phân trong môi trường áxit
Câu D. Đều không tham gia phản ứng tráng bạc
Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có đặc điểm chung: Chúng đều thuộc loại cacbohidrat.
Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,3 mol CuSO4 và 0,225 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượnggiảm 21,1875 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 22,5 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kim loại. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là
CuSO4 + 2HCl → Cu + Cl2 + H2SO4
0,1125 -------------0,225 --------0,1125---- 0,1125-------- 0,1125 (mol)
CuSO4 + H2O → Cu + 1/2O2 + H2SO4
x------------------ x ------0,5x----- x
64x + 16x = 21,1875 – 15,1875 = 6
=> x = 0,075
DdY: H2SO4 : 0,1875 mol; CuSO4 : 0,1125 mol
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
0,1125 -------0,1125----------------- 0,1125
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,1875 ----------0,1875
Khối lượng m= 22,5-56(0,1125+0,1875) + 0,1125.64 = 12,9 gam
Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ. Tìm X?
X có dạng CxHyOtN
nC = nCO2 = 0,3 mol.
nH = 2nH2O = 2. 0,25 = 0,5 mol.
nN = 2nN2 = 2. 0,05 = 0,1 mol.
mO = mX - mC - mH - mO = 8,7 - 0,3. 12 - 0,5. 1 - 0,1. 14 = 3,2 gam.
nO = 3,2/16 = 0,2 mol.
Ta có x: y: z: 1 = 0,3: 0,5: 0,2: 0,1 = 3: 5: 2: 1
Vậy X là C3H5O2N
Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau :
a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn
b) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb
a) Phản ứng trong pin điện hóa : Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb
Zn → Zn2+ +2e
Zn : Cực âm, anot
Pb2+ + 2e → Pb
Pb : cực dương, catot
EoZn-Pb = -0,13 – (-0,76) = +0,63 V
b) Phản ứng trong pin điện hóa : Mg + Pb2+ → Mg2+ + Pb
Mg → Mg2+ +2e
Mg: Cực âm, anot
Pb2+ + 2e → Pb
Pb: cực dương, catot
EoMg-Pb = -0,13 – (-2,37) = +2,24 V
Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có VCO2: VH2O bằng bao nhiêu?
Bào toàn khối lượng ⇒ nHCl = 0,25 mol. vì amin đơn chức nên tổng số mol 2 amin là 0,25 mol Có m = 13,35 và n = 0,25 ⇒ M trung bình: 53,4
Vì 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp nên đó là C2H5NH2 và C3H7NH2 và số mol tương ứng là 0,1 và 0,15
⇒ tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ mol là:
(0,1.2 + 0,15.3): [(0,1.7 + 0,15.9): 2] = 26/41
Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là
Giải
Ta có: nMg = 0,08 mol; nFe = 0,08 mol
BTNT→ nMg(NO3)2 = 0,08 mol; nFe(NO3)3 = 0,08 mol
BT gốc NO3- => Tổng nNO3- = Tổng nAg = 0,4 mol
56,69 gam kết tủa gồm AgCl: a mol, Ag: b mol
→ a + b = 0,4 và 143,5a + 108b = 56,69 => a = 0,38; b = 0,02
Ta có: nHCl = 0,24 mol
BTNT H → n H2O = 0,12 mol
BTNT O => n O2 trong X = 0,06 mol
Tổng nCl = 0,38 mol => n Cl2 trong X = (0,38 – 0,24) : 2 = 0,07 mol (BTNT Cl)
=>%Cl = (0,07.100) : (0,07 + 0,06) = 53,85%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB