Bài toán tìm khối lượng chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp gồm 18,56 gam Fe3O4 và 7,68 gam Cu vào 600 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại x gam rắn không tan. Giá trị của x là:

Đáp án:
  • Câu A. 2,88 gam

  • Câu B. 2,56 gam

  • Câu C. 4,04 gam Đáp án đúng

  • Câu D. 3,84 gam

Giải thích:

- Phản ứng: Fe3O4 + 8HCl + Cu --> 3FeCl2 + CuCl2 + 4H2O; 0,08 0,6 mol 0,12 mo; 0,005 0 0,045 mol (dư). => m rắn không tan = 232nFe3O4 + 64nCu = 4,04 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa. b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa.

b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.


Đáp án:

a) Các phản ứng ở nhóm chức của anđehit và xeton:

- Phản ứng cộng hidro (phản ứng khử)

Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng hidro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng hidro tạo ra ancol bậc II

- Phản ứng với chất oxi hóa

    + Tác dụng với Br2 và KMnO4

RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr

    + Tác dụng với AgNO3/NH3

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

b) - Phản ứng có thể dùng để phân biệt andehit và xeton là phản ứng tráng gương

Ví dụ: Phân biệt anđehit axetic và axeton

Sử dụng AgNO3/NH3: Chất xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu bạc bám ở thành ống nghiệm là anđehit axetic

CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

- Hoặc có thể sử dụng nước brom: anđehit dễ bị oxi hóa nên làm mất màu nước brom, còn xeton khó bị oxi hóa

Ví dụ: phân biệt CH3COCH3 và CH3CH2CHO.

Dùng dung dịch nước brom nhận biết được CH3CH2CHO vì nó làm mất màu dung dịch nước brom.

CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.


Đáp án:

Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?


Đáp án:

Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích
Để xác định hàm lượng phần trăm cacbon một mẫu gang trắng người ta đốt gang trong oxi dư . Sau khi xác định hàm lượng khí CO2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư. Lọc kết tủa rửa sạch sấy khô rồi đem cân. Với mỗi mẫu gang khối lượng là 5 gam và khối lượng kết tủa thu được là 1 gam thì hàm lượng % cacbon trong mẫu gang là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để xác định hàm lượng phần trăm cacbon một mẫu gang trắng người ta đốt gang trong oxi dư . Sau khi xác định hàm lượng khí CO2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư. Lọc kết tủa rửa sạch sấy khô rồi đem cân. Với mỗi mẫu gang khối lượng là 5 gam và khối lượng kết tủa thu được là 1 gam thì hàm lượng % cacbon trong mẫu gang là bao nhiêu?


Đáp án:

Khi đốt mẫu gang trong oxi, cacbon cháy tạo thành CO2. Dẫn CO2 qua nước vôi trong dư, toàn bộ lượng CO2 chuyển thành kết tủa CaCO3

n = 1 : 100=0,01 mol

C + O2   ----> CO2

0,01                 0,01

CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3

0,01                        0,01

=> mC( trong 5 gam gang) = 0,01.12= 0,12 gam

Hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang : ( = 2,4%


Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định khí tạo thành từ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. SO2, O2 và Cl2

  • Câu B. Cl2, O2 và H2S.

  • Câu C. H2, O2 và Cl2.

  • Câu D. H2, NO2 và Cl2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…